Nghệ An: Cần Linh - Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi Chùa Cần Linh thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh, cách quốc lộ 46 khoảng 100m về phía trái, cách đền Hồng Sơn 1km theo hướng Vinh - Hưng Nguyên - Nam Đàn, còn gọi là chùa Sư Nữ vì các đời trụ trì đều là sư nữ.
Chùa dựng cuối thời Lê, có sông Cồn Mộc, có hồ Cửa Nam bao quanh tô thêm vẻ hữu tình. Chùa Cần Linh (hay còn gọi là chùa Sư nữ) là ngôi chùa có quy mô lớn và đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Việt Nam chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, trên một vùng đất trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh. Chùa thờ Phật Thích Ca - vị tổ của đạo Phật- và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5.208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều ngày lễ lớn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới thăm viếng đều có chung cảm nhận về sự linh thiêng và uy nghi của ngôi chùa nghìn năm tuổi, nhưng ít ai biết rằng, nơi đây còn lưu truyền những câu chuyện huyền bí đã đi sâu vào lòng người.
Lịch sử cũng đã ghi nhận sự ghé thăm của hai vị vua triều Nguyễn đối với ngôi chùa này. Tương truyền, Cần Linh là ngôi chùa đã có hàng nghìn năm tuổi, được xây dựng vào thời tiền Lê (năm 886). Khi đó, một danh tướng đời Đường của Trung Quốc là Cao Biền được cử sang Việt Nam làm tiết độ sứ và ông đã cho xây dựng chùa, đặt tên là Linh Vân tự. Theo sử sách còn lưu lại thì ngôi chùa này đã có sự ghé thăm của hai vị vua là Tự Đức và Bảo Đại. Trong đó Tự Đức được coi là người đã có ý tưởng đổi tên chùa như ngày nay. Với mong muốn đưa ngôi chùa linh thiêng này gần gũi hơn với người dân địa phương trong nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, vua Tự Đức đã trao tặng nhà chùa bức trướng “Cần Linh”. Từ đó, Linh Vân tự được đổi tên thành chùa Cần Linh. Cùng với quả chuông cổ có tuổi thọ trên 300 năm, trước cổng tam quan ngôi chùa có một bức tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt. Bức tượng được sư bà Diệu Nhẫn ấp ủ từ năm 2000 xuất phát từ một giấc mơ diệu kỳ nhưng rồi mãi đến 5 năm sau, giấc mơ ấy mới được hiện thực hoá. Năm 2006, pho tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt đã hoàn thành kịp mừng ngày Đại lễ Phật đản 2550 năm Phật Lịch. Pho tượng được đặt trang trọng trên toà sen, cao 3m, rộng 2,5m được đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nguyên chất. Năm 1992, chùa Cần Linh được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, cơ sở vật chất của nhà chùa đã xuống cấp và đòi hỏi sự bảo tồn. Sư Diệu Nhẫn kể, trở về chùa, vấn đề mà nhà sư nghĩ đầu tiên là phải trùng tu và mở rộng các kiến trúc như tam quan, chính điện, tả vu, hữu vu... Năm 1998, sư Diệu Nhẫn tiếp quản chùa Cần Linh với cương vị trụ trì, và nhà sư bắt đầu cuộc cách mạng trùng tu ngôi chùa cổ khi ngân sách chỉ vỏn vẹn có... 216.700 đồng!
Trong hơn 10 năm qua, nhà chùa đã rất cố gắng mở rộng khuôn viên, bổ sung cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu tâm linh của các phật tử, để nơi vốn được coi là “đệ nhất tâm linh” của người Nghệ không bị mai một. Trong hoàn cảnh nhà chùa còn gặp nhiều khó khăn, sự xuống cấp vẫn đang diễn ra từng ngày nhưng với tấm lòng nhân ái, nhà chùa vẫn chắt lót, động viên từ những đồng tiền công đức của phật tử, để vừa tu bổ, sửa sang lại chùa vừa góp một phần làm từ thiện cứu giúp những người nghèo, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Quá trình trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ lại được nét cổ kính vốn có, dù rằng nói như nhà sư Diệu Nhẫn, vừa trùng tu vừa xây mới nên có một vài cái quá cũ buộc phải thay đổi. Ví như trước đây, con đường vào chùa là một lối mòn rất nhỏ, cỏ mọc um tùm thì nay, con đường ấy đã được mở rộng, cây xanh tươi tốt, vùng cỏ lác ngày xưa nay đã là một hồ sen bát ngát.
Trong hơn 10 năm qua, nhà chùa đã rất cố gắng mở rộng khuôn viên, bổ sung cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu tâm linh của các phật tử, để nơi vốn được coi là “đệ nhất tâm linh” của người Nghệ không bị mai một. Trong hoàn cảnh nhà chùa còn gặp nhiều khó khăn, sự xuống cấp vẫn đang diễn ra từng ngày nhưng với tấm lòng nhân ái, nhà chùa vẫn chắt lót, động viên từ những đồng tiền công đức của phật tử, để vừa tu bổ, sửa sang lại chùa vừa góp một phần làm từ thiện cứu giúp những người nghèo, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Quá trình trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ lại được nét cổ kính vốn có, dù rằng nói như nhà sư Diệu Nhẫn, vừa trùng tu vừa xây mới nên có một vài cái quá cũ buộc phải thay đổi. Ví như trước đây, con đường vào chùa là một lối mòn rất nhỏ, cỏ mọc um tùm thì nay, con đường ấy đã được mở rộng, cây xanh tươi tốt, vùng cỏ lác ngày xưa nay đã là một hồ sen bát ngát.
0 nhận xét: