Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Điều kiện tự nhiên
Diện tích: 16.498,5km2
Dân số: 3.123.084 người (Niên giám Thống kê 2008)
Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu...
Mật độ dân số trung bình: 189 người /km2
Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh
Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.
Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km.
- Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km.
- Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.
- Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha.
- Dân số năm 2008: 3.123.084 người, mật độ dân số trung bình là 189 người/km2
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành
Khí hậu - Thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An.
Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha ).
2. Tài Nguyên Thiên Nhiên Nghệ An
Tài nguyên đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.649.853 ha
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp là 1.170.716 ha
+ Đất phi nông nghiệp 114.221 ha
+ Đất chưa sử dụng 364.916 ha
Tài nguyên rừng
- Tổng diện tích rừng 911.808, ha, độ che phủ đạt 55,2% (theo số liệu năm 2008).
Trong đó:
+ Rừng sản xuất: 336.478,3 ha
+ Rừng phòng hộ: 375.118,4 ha
+ Rừng đặc dụng: 200.211,3 ha
- Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...
-Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.
Tài nguyên biển
Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau:
- Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%).
- Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%).
- Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục...
- Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như sau:
- Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn.
- Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn.
- Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển.
- Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.
Tài nguyên khoáng sản
- Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác
Các loại tài nguyên khác:
Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng sản khá lớn, bao gồm:
- Đá vôi trên 1 tỷ tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)
- Đá xây dựng trên 1 tỷ m3 (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn)
- Đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)
- Đá trắng 982 triệu tấn (Quỳ Hợp, Quỳ Châu)
- Đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp)
- Đá đen trên 54 triệu m3 (Con Cuông, Đô Lương)
- Đá Granite 160 triệu tấn (Tân Kỳ)
- Sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Tân Kỳ)
- Than 5 triệu tấn (Tương Dương, Con Cuông)
- Than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ, Yên Thành)
- Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam (Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn)
Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v..
Nước khoáng: Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương. Nước khoáng thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do. Chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh
3. Tiềm năng du lịch Nghệ An
Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.
Các danh lam thắng cảnh:
Khu du lịch Cửa Lò: Điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.
Đến cuối nănm 2004, thị xã Cửa Lò đã có 40 khách sạn được xếp hạng từ 1-3 sao với 5.707 phòng có tiện nghi hiện đại, 11.986 giường khang trang và 1.653 giường đủ tiêu chuẩn quốc tế. Thị xã Cửa Lò có nhiều khu vui chơi giải trí cho du khách như: Quảng trường Bình Minh, Công viên tuổi thơ, Sân bóng chuyền bãi biển.
Theo quy hoạch tổng thể khu du lịch Cửa Lò đã được phê duyệt, Thị xã du lịch biển này sẽ ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
Vườn quốc gia Pù Mát
Vùng nghiêm ngặt rộng 91.113 ha thuộc địa phận của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Đây là khu rừng nguyên sinh có giá trị nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học.
Khu du lịch thành phố Vinh
Thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng. Số lượt du khách lưu trú tại Nghệ An ngày một đông hơn bởi nơi đây tiềm năng du lịch đã được khai thác rất bài bản, hệ thống, khách sạn được nâng cấp và xây mới hiện đại, khang trang.
Cho tới năm 2004 có gần 1.000 di tích lịch sử văn hoá được nhận biết, trong đó có 131 di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận cấp quốc gia.
Văn hoá
- Dân ca Xứ Nghệ: hát đò đưa, ví dặm, hát phường vải, hát ru...
- Văn hoá ẩm thực: cháo lươn Vinh, tương Nam Đàn, cà pháo Nghi Lộc, nhút Thanh Chương, nước mắm Diễn Châu, cam Xã Đoài, khoai Thanh Chương.
3. Cơ Sở hạ tầng - dịch Vụ
Giao thông vận tải
Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thánh và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.
- Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15 ngoài ra, còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh.
- Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính.
- Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại)
- Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế
- Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).
Dịch vụ bưu điện
Về bưu chính - phát hành báo chí: Xây dựng, phát triển mới 11 bưu cục 3 gồm: Bưu cục đường 3-2, chợ Vinh, đại học Vinh, Nghĩa Thái, Tây Thành, Công Thành, Nghĩa An, Xuân Hoà, Nam Anh, Chợ Vạc. Toàn tỉnh có 120 bưu cục.
Viễn thông - Tin học: Lắp đặt POP đạt 8 luồng cả đi, về cho dịch vụ 171. Xây lắp cáp quang đoạn Nam Đàn - Thanh Chương; Anh Sơn - Con Cuông. Đã lắp đặt và triển khai mạng điện thoại di động vùng CDMA vùng Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò, Nghĩa Đàn phát triển được 1.083 thuê bao.
Mạng viễn thông: Có 105 tổng đài các loại đang hoạt động với tổng số 170 nghìn thuê bao, dung lượng tổng đài đạt 230 nghìn thuê bao.
Điện năng
Hệ thống lưới điện chuyển tải 110 KV Nghệ An được cấp điện chính bởi 2 trạm 220 KV Hưng Đông và Thanh Hoá qua 264 km đường dây 110 KV và 7 trạm biến áp 110 KV/ 35/ 22/ 110 KV. Hệ thống cung cấp điện qua lưới điện trung áp 35, 10, 22 và 6 KV:
ĐDK - 35 KV: 1.106,77 km
ĐDK - 22 KV: 749,48 km
ĐDK - 6,10 KV: 1.206,75 km
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp.
4. Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh
năm 2009, toàn tỉnh thu hút 13.539 tỷ đồng bao gồm cả vốn đầu tư trong nước (DDI) và ngoài nước (FDI). Trên cơ sở đó, năm 2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An đặt ra kế hoạch thu hút từ 15.500-17.000 tỷ đồng vốn đầu tư bao gồm cả FDI và DDI.
Tuy nhiên, theo báo tính đến hết ngày 30/4/2010, toàn tỉnh Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 29 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 30.982,69 tỷ đồng. Trong đó, có 24 dự án DDI với số vốn đăng ký đạt 11.839,99 tỷ đồng và 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 19.142,70 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong thu hút FDI của Nghệ An trong 4 tháng đầu năm 2010 là có một số dự án với tổng mức đầu tư đăng ký tương đối lớn như: Dự án sản xuất sắt xốp công nghệ Itmk - Kobe – của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD; dự án siêu thị Big C tại thành phố Vinh với số vốn đăng ký 4 triệu USD.
Về DDI, 4 tháng đầu năm cũng có rất nhiều các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (thương mại, dịch vụ, công nghiệp,…) với số vốn đăng ký tương đối cao như: Dự án xi măng Tân Thắng (3.643,7 tỷ đồng), khu đô thị Smart City (2.299 tỷ đồng), Thủy điện Chi Khê (1.271 tỷ đồng),
Dự kiến, trong quý 2/2010 sẽ có một số dự án đi vào hoạt động như dự án bia Sài Gòn - sông Lam, bia Hà Nội - Nam Cấm,…, và một số dự án sẽ được tiếp tục đẩy nhanh như: Thủy điện Bản Vẽ, Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ, tòa nhà Dầu khí Nghệ An, Khu trung tâm thương mại Vicentra,…
Đánh giá về tình hình thu hút đầu tư 4 tháng đầu năm 2010, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết: Kết quả thu hút đầu tư 4 tháng đầu năm vượt xa ngoài mục tiêu và dự tính của tỉnh Nghệ An trong năm 2010. Nguyên nhân của sự “đột phá” này, lãnh đạo sở cho biết: Một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính toàn cầu đã được khắc phục, và một phần khác cũng chứng tỏ Nghệ An vẫn là một trong những địa điểm thu hút đầu tư lớn của cả nước. Dự kiến, năm 2010 toàn tỉnh sẽ thu hút khoảng 40.000 tỷ đồng vốn đầu tư.
0 nhận xét: