Du lịch Nghệ An

Tổng quan du lịch Nghệ An

Cẩm nang du lịch Nghệ An

du lich nghe an - Tổng quan du lịch nghệ an tháng 7 2015 « Nghệ An
All Stories

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Cắn miếng cà giòn tan trong miệng, húp đánh sụp một miếng canh chua cùng cơm trong bát, hồn quê trong tôi cứ thế trôi cùng câu thơ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”

Một nỗi nhớ bình dị giản đơn của người ra đi. Nhớ quê nhà, nhớ bát canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương và rồi để từ đó mới nhớ đến ai đó thân thương. Còn tôi nhớ đến quê nhà, tôi nhớ về một vùng quê yêu dấu với cái nắng cháy đồng, với những hồ rộng ao sâu, nơi mỗi chiều trẻ thơ tung tăng trên tay cánh diều giấy tự làm và tôi nhớ bữa cơm chiều giản dị sau ánh nắng muộn màng. Một bát rau muống đầy, một bát cà dầm mắm cùng với ớt và nồi nước giấm me chua… Ngày đầu tôi xa nhà đi học, mẹ hỏi tôi: “con thích ăn gì mẹ ra chợ mua về nấu cho”, tôi chỉ biết nhìn mẹ và nói: “thôi không cần đâu mẹ ạ, rau muống với cà, vừa nhanh vừa mát”…


Món bình dân "Rau muống với cà" 

Học xong tôi lại xa nhà, bước vào cuộc sống tự lực và trải nghiệm dòng đời bấp bênh, tôi lại càng thấy yêu hơn món “rau muống với cà”, vừa mát vừa rẻ lại cực ngon. Mẹ đã từng dặn tôi rằng: “một quả cà bằng ba chén thuốc”, câu nói truyền miệng từ người xưa nhưng với tôi nó mang ý nghĩa rất sâu nặng. Cuộc sống khổ cực đi lên, cha mẹ nuôi tôi bằng những món ăn dân giã nhất, một nắm rau muống cốt cho có nồi nước canh thêm vài cành me chua giấm, một bát cà dầm cùng mắm ớt. Sự giản dị đời thường đó dù có tới đâu tôi cũng chẳng thể nào quên.

Rau muống với cà nói ra thì dễ nhưng để ngon đâu phải mấy ai cũng biết, nhất là thế hệ hôm nay. Làm sao để rau xanh mướt, làm sao để nồi canh giấm chua có vị đặc trưng chứ không phải là chua gắt, và rồi làm sao để có bát cà dầm vừa giòn vừa thơm… Mẹ từng dạy tôi, muốn bát canh chua ngon và rau xanh mướt thì khi luộc rau nên thêm mấy hạt muối vào, có muối trong nồi canh rau luộc sẽ làm cho rau muống xanh, và nồi nước canh có thêm đôi chút đậm đà không bị nhạt miệng khi ăn. Còn cà dầm làm sao? Cà dầm có nhiều cách, theo các chị, các mẹ ngày xưa, cà dầm đơn giản là miếng cà bát (một loại cà to) được muối nguyên cả quả, khía đều các cạnh, trước bữa ăn để ra bát ngâm cùng tương hoặc nước mắm. Còn hôm nay món cà dầm cũng tương đối đơn giản, chẳng cần phải cầu kỳ, cà pháo muối (loại cả nhỏ) mua về muối, khía chẽ làm tư trên đầu nơi lúm cuống cà, sau đó cho ngâm cùng nước mắm, thêm chút mì chính, ai ăn được cay thêm chút ớt nữa vào, sẽ làm cho món cà cùng canh rau muốn trở nên đủ vị.

Cuộc sống ngày ngày phát triển, lựa chọn của con người ta cũng mỗi ngày theo đó mà tăng lên theo nhu cầu của chính họ. “Rau muống với cà từng có lúc bị lãng quên” nhưng rồi trở lại nó như một đặc sản mà con người hôm nay đang vội vã tìm. Còn với tôi nó không chỉ đơn giản là món ăn hằng ngày mà nó còn chứa đựng cả một hồn quê trong đó, dù đi đến đâu, dù có thay đổi cỡ nào đi chăng nữa tôi vẫn muốn làm chàng thanh niên ngày nào đó ra đi đem hình ảnh món quê bình dị làm đầu nỗi nhớ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”

Hè về, lắng đọng hồn quê “rau muống với cà”

Unknown   at  02:28  No comments

Cắn miếng cà giòn tan trong miệng, húp đánh sụp một miếng canh chua cùng cơm trong bát, hồn quê trong tôi cứ thế trôi cùng câu thơ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”

Một nỗi nhớ bình dị giản đơn của người ra đi. Nhớ quê nhà, nhớ bát canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương và rồi để từ đó mới nhớ đến ai đó thân thương. Còn tôi nhớ đến quê nhà, tôi nhớ về một vùng quê yêu dấu với cái nắng cháy đồng, với những hồ rộng ao sâu, nơi mỗi chiều trẻ thơ tung tăng trên tay cánh diều giấy tự làm và tôi nhớ bữa cơm chiều giản dị sau ánh nắng muộn màng. Một bát rau muống đầy, một bát cà dầm mắm cùng với ớt và nồi nước giấm me chua… Ngày đầu tôi xa nhà đi học, mẹ hỏi tôi: “con thích ăn gì mẹ ra chợ mua về nấu cho”, tôi chỉ biết nhìn mẹ và nói: “thôi không cần đâu mẹ ạ, rau muống với cà, vừa nhanh vừa mát”…


Món bình dân "Rau muống với cà" 

Học xong tôi lại xa nhà, bước vào cuộc sống tự lực và trải nghiệm dòng đời bấp bênh, tôi lại càng thấy yêu hơn món “rau muống với cà”, vừa mát vừa rẻ lại cực ngon. Mẹ đã từng dặn tôi rằng: “một quả cà bằng ba chén thuốc”, câu nói truyền miệng từ người xưa nhưng với tôi nó mang ý nghĩa rất sâu nặng. Cuộc sống khổ cực đi lên, cha mẹ nuôi tôi bằng những món ăn dân giã nhất, một nắm rau muống cốt cho có nồi nước canh thêm vài cành me chua giấm, một bát cà dầm cùng mắm ớt. Sự giản dị đời thường đó dù có tới đâu tôi cũng chẳng thể nào quên.

Rau muống với cà nói ra thì dễ nhưng để ngon đâu phải mấy ai cũng biết, nhất là thế hệ hôm nay. Làm sao để rau xanh mướt, làm sao để nồi canh giấm chua có vị đặc trưng chứ không phải là chua gắt, và rồi làm sao để có bát cà dầm vừa giòn vừa thơm… Mẹ từng dạy tôi, muốn bát canh chua ngon và rau xanh mướt thì khi luộc rau nên thêm mấy hạt muối vào, có muối trong nồi canh rau luộc sẽ làm cho rau muống xanh, và nồi nước canh có thêm đôi chút đậm đà không bị nhạt miệng khi ăn. Còn cà dầm làm sao? Cà dầm có nhiều cách, theo các chị, các mẹ ngày xưa, cà dầm đơn giản là miếng cà bát (một loại cà to) được muối nguyên cả quả, khía đều các cạnh, trước bữa ăn để ra bát ngâm cùng tương hoặc nước mắm. Còn hôm nay món cà dầm cũng tương đối đơn giản, chẳng cần phải cầu kỳ, cà pháo muối (loại cả nhỏ) mua về muối, khía chẽ làm tư trên đầu nơi lúm cuống cà, sau đó cho ngâm cùng nước mắm, thêm chút mì chính, ai ăn được cay thêm chút ớt nữa vào, sẽ làm cho món cà cùng canh rau muốn trở nên đủ vị.

Cuộc sống ngày ngày phát triển, lựa chọn của con người ta cũng mỗi ngày theo đó mà tăng lên theo nhu cầu của chính họ. “Rau muống với cà từng có lúc bị lãng quên” nhưng rồi trở lại nó như một đặc sản mà con người hôm nay đang vội vã tìm. Còn với tôi nó không chỉ đơn giản là món ăn hằng ngày mà nó còn chứa đựng cả một hồn quê trong đó, dù đi đến đâu, dù có thay đổi cỡ nào đi chăng nữa tôi vẫn muốn làm chàng thanh niên ngày nào đó ra đi đem hình ảnh món quê bình dị làm đầu nỗi nhớ:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Cách thành phố Vinh 5km, khu di tích lịch sử văn hoá “Đài liệt sỹ cách mạng 1930-1931” thuộc thị trấn Hưng Nguyên là nơi yên nghỉ của các liệt sỹ đã hy sinh trong cao trào Xô Viết năm 1930. 

Ngày 12/9/1930, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nghệ An do đồng chí Lê Doãn Sửu, Tỉnh uỷ viên và đồng chí Lê Xuân Đào, Bí thư Phủ uỷ Hưng Nguyên, lãnh đạo nông dân Tổng Nam Kim huyện Nam Đàn và hàng trăm công nhân Vinh - Bến Thuỷ quê ở phủ cận Thành phố Vinh cùng hăng hái tham gia.


Đài liệt sỹ Cách mạng 1930-1931

Trụ đài liệt sỹ có chiều cao 8,6m, phía dưới trụ đài là phần mộ chôn chung của các chiến sỹ hy sinh trong cuộc đấu tranh, còn có các hài cốt của các liệt sỹ, phía sau trụ đài được ốp bằng đá hoa cương, ghi sự kiện đấu tranh trong ngày 12/9/1930. Bên phải trụ đài là nhà tưởng niệm có ghi danh sách 217 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh. Phía trái đài liệt sỹ là nhà truyền thống Lê Hồng Phong.Trong khuôn viên có nhiều cây cổ thụ, có đài phun nước, có các đường đi lát gạch đỏ, hai bên đường trồng các hàng cây cảnh cắt xén đều và đẹp, có tường rào, cổng sắt bao quanh. Vườn hoa cây cảnh sạch đẹp và trang nghiêm. Hiện nay trong quy hoạch đang xây dựng Đài liệt sỹ trở thành một địa điểm di tích cách mạng quy mô lớn.

Đài liệt sỹ Cách mạng 1930-1931

Unknown   at  00:32  No comments

Cách thành phố Vinh 5km, khu di tích lịch sử văn hoá “Đài liệt sỹ cách mạng 1930-1931” thuộc thị trấn Hưng Nguyên là nơi yên nghỉ của các liệt sỹ đã hy sinh trong cao trào Xô Viết năm 1930. 

Ngày 12/9/1930, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nghệ An do đồng chí Lê Doãn Sửu, Tỉnh uỷ viên và đồng chí Lê Xuân Đào, Bí thư Phủ uỷ Hưng Nguyên, lãnh đạo nông dân Tổng Nam Kim huyện Nam Đàn và hàng trăm công nhân Vinh - Bến Thuỷ quê ở phủ cận Thành phố Vinh cùng hăng hái tham gia.


Đài liệt sỹ Cách mạng 1930-1931

Trụ đài liệt sỹ có chiều cao 8,6m, phía dưới trụ đài là phần mộ chôn chung của các chiến sỹ hy sinh trong cuộc đấu tranh, còn có các hài cốt của các liệt sỹ, phía sau trụ đài được ốp bằng đá hoa cương, ghi sự kiện đấu tranh trong ngày 12/9/1930. Bên phải trụ đài là nhà tưởng niệm có ghi danh sách 217 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh. Phía trái đài liệt sỹ là nhà truyền thống Lê Hồng Phong.Trong khuôn viên có nhiều cây cổ thụ, có đài phun nước, có các đường đi lát gạch đỏ, hai bên đường trồng các hàng cây cảnh cắt xén đều và đẹp, có tường rào, cổng sắt bao quanh. Vườn hoa cây cảnh sạch đẹp và trang nghiêm. Hiện nay trong quy hoạch đang xây dựng Đài liệt sỹ trở thành một địa điểm di tích cách mạng quy mô lớn.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015


Tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, cách thành phố Vinh 10km, có đền thờ và mộ của Đức ông Hoàng Mười. 

Đền nằm ở một vị trí cảnh quan đẹp với non xanh nước biếc hữu tình mà ngoạn mục, ngoảnh về hướng Nam, phía trước là dòng Lam giang như dải lụa xanh trải rộng, quanh đền là sông Cồn Mộc uốn khúc bao bọc, ôm ấp, lưng đền tựa vào núi Kì Lân - Dũng Quyết và di tích lịch sử Phượng Hoàng Trung Đô…

Đền và mộ Đức ông Hoàng Mười


Đây quả đúng là nơi gặp gỡ của cao sơn khoát thuỷ. Đền gồm Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Toà thượng điện gồm ba gian, gian trái thờ Song Đồng Ngọc Nữ, gian phải thờ Thái bảo Phúc Quận công và Phụ quốc Thượng tướng quân. Gian giữa thờ ông Hoàng Mười - tiền thân là một danh tướng nhà Lê, người gốc Nghệ An - Thái uý Vĩ Quốc Công. Cách đền gần 100m về phía đông là phần mộ Đức ông.

Đền và mộ Đức ông Hoàng Mười

Unknown   at  23:44  No comments


Tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, cách thành phố Vinh 10km, có đền thờ và mộ của Đức ông Hoàng Mười. 

Đền nằm ở một vị trí cảnh quan đẹp với non xanh nước biếc hữu tình mà ngoạn mục, ngoảnh về hướng Nam, phía trước là dòng Lam giang như dải lụa xanh trải rộng, quanh đền là sông Cồn Mộc uốn khúc bao bọc, ôm ấp, lưng đền tựa vào núi Kì Lân - Dũng Quyết và di tích lịch sử Phượng Hoàng Trung Đô…

Đền và mộ Đức ông Hoàng Mười


Đây quả đúng là nơi gặp gỡ của cao sơn khoát thuỷ. Đền gồm Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Toà thượng điện gồm ba gian, gian trái thờ Song Đồng Ngọc Nữ, gian phải thờ Thái bảo Phúc Quận công và Phụ quốc Thượng tướng quân. Gian giữa thờ ông Hoàng Mười - tiền thân là một danh tướng nhà Lê, người gốc Nghệ An - Thái uý Vĩ Quốc Công. Cách đền gần 100m về phía đông là phần mộ Đức ông.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) thuộc số những người yêu nước đứng lên chống giặc một cách oanh liệt và có hiệu quả nhất định với việc quét sạch quân giặc ra khỏi cõi, dựng nên nước Vạn An độc lập ở thế kỉ VIII. 

Đền thờ và miếu mộ Mai Hắc Đế

Đền thờ ông được xây cất trên chính mảnh đất ông đã xây dựng căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa - Sa Nam - thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An với tổng diện tích không gian hơn 10.000m2, được trùng tu lần cuối vào năm 2004, theo kết cấu gồm thượng điện, trung điện, hạ điện cùng khuôn viên khang trang, hoành tráng.
Khu mộ nhà vua nằm cách đền chừng 3km về phía Tây, giữa một thung lũng hẹp bên chân rú (núi) Đụn - dãy núi có tiếng là “linh địa”, với kết cấu tiền miếu hậu mộ. Miếu mộ kiến trúc bao gồm hậu cung, bái đường, lễ đình và khuôn viên xinh đẹp. Cách mộ vua chừng 3km về phía Bắc là phần mộ thân mẫu nhà vua nằm trên núi Giẻ thuộc xã Nam Thái. Năm 2004, cùng với việc trùng tu đền thờ và lăng mộ nhà vua, UBND tỉnh đồng thời cho tu tạo ngôi mộ này khang trang, đẹp đẽ hơn.

Đền thờ và miếu mộ Mai Hắc Đế

Unknown   at  21:55  No comments

Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) thuộc số những người yêu nước đứng lên chống giặc một cách oanh liệt và có hiệu quả nhất định với việc quét sạch quân giặc ra khỏi cõi, dựng nên nước Vạn An độc lập ở thế kỉ VIII. 

Đền thờ và miếu mộ Mai Hắc Đế

Đền thờ ông được xây cất trên chính mảnh đất ông đã xây dựng căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa - Sa Nam - thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An với tổng diện tích không gian hơn 10.000m2, được trùng tu lần cuối vào năm 2004, theo kết cấu gồm thượng điện, trung điện, hạ điện cùng khuôn viên khang trang, hoành tráng.
Khu mộ nhà vua nằm cách đền chừng 3km về phía Tây, giữa một thung lũng hẹp bên chân rú (núi) Đụn - dãy núi có tiếng là “linh địa”, với kết cấu tiền miếu hậu mộ. Miếu mộ kiến trúc bao gồm hậu cung, bái đường, lễ đình và khuôn viên xinh đẹp. Cách mộ vua chừng 3km về phía Bắc là phần mộ thân mẫu nhà vua nằm trên núi Giẻ thuộc xã Nam Thái. Năm 2004, cùng với việc trùng tu đền thờ và lăng mộ nhà vua, UBND tỉnh đồng thời cho tu tạo ngôi mộ này khang trang, đẹp đẽ hơn.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Ai đi vô nơi đây

xin dừng chân Xứ Nghệ

Ai đi ra nơi đây

xin chân dừng Xứ Nghệ



Nghe câu hò ví dặm

càng lắng lại càng sâu

Như sông Lam chảy chậm

đọng bao thuở vui sầu


Ai ơi cà Xứ Nghệ 

càng mặn lại càng giòn

Nước chè xanh Xứ Nghệ

càng chát lại càng ngon

Tình Xứ Nghệ không mau

nhưng bén mà sâu lắng

Quen Xứ Nghệ quen lâu

càng tình sâu nghĩa nặng

Khoai lang vàng Xứ Nghệ

càng nhai kỹ càng bùi

Cam Xã Đoài Xứ Nghệ

càng chín lại càng thơm

Đất này đất Xô Viết

đảng mở hội tơ hồng

Lửa thử vàng mới biết

mặn mà tình công nông.


ôi tâm hồn xư nghệ

trong hồn việt nam ta

có từ thuở ông cha

rất xưa mà rất trẻ

giống như bác của ta

một người con xứ nghệ

giống như bác của ta

một người con xứ nghệ!

Ai Vô Xứ Nghệ

Unknown   at  02:34  No comments

Ai đi vô nơi đây

xin dừng chân Xứ Nghệ

Ai đi ra nơi đây

xin chân dừng Xứ Nghệ



Nghe câu hò ví dặm

càng lắng lại càng sâu

Như sông Lam chảy chậm

đọng bao thuở vui sầu


Ai ơi cà Xứ Nghệ 

càng mặn lại càng giòn

Nước chè xanh Xứ Nghệ

càng chát lại càng ngon

Tình Xứ Nghệ không mau

nhưng bén mà sâu lắng

Quen Xứ Nghệ quen lâu

càng tình sâu nghĩa nặng

Khoai lang vàng Xứ Nghệ

càng nhai kỹ càng bùi

Cam Xã Đoài Xứ Nghệ

càng chín lại càng thơm

Đất này đất Xô Viết

đảng mở hội tơ hồng

Lửa thử vàng mới biết

mặn mà tình công nông.


ôi tâm hồn xư nghệ

trong hồn việt nam ta

có từ thuở ông cha

rất xưa mà rất trẻ

giống như bác của ta

một người con xứ nghệ

giống như bác của ta

một người con xứ nghệ!
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015


Nghệ An: Cần Linh - Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi Chùa Cần Linh thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh, cách quốc lộ 46 khoảng 100m về phía trái, cách đền Hồng Sơn 1km theo hướng Vinh - Hưng Nguyên - Nam Đàn, còn gọi là chùa Sư Nữ vì các đời trụ trì đều là sư nữ




Chùa dựng cuối thời Lê, có sông Cồn Mộc, có hồ Cửa Nam bao quanh tô thêm vẻ hữu tình. Chùa Cần Linh (hay còn gọi là chùa Sư nữ) là ngôi chùa có quy mô lớn và đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Việt Nam chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, trên một vùng đất trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh. Chùa thờ Phật Thích Ca - vị tổ của đạo Phật- và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5.208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều ngày lễ lớn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới thăm viếng đều có chung cảm nhận về sự linh thiêng và uy nghi của ngôi chùa nghìn năm tuổi, nhưng ít ai biết rằng, nơi đây còn lưu truyền những câu chuyện huyền bí đã đi sâu vào lòng người.


Lịch sử cũng đã ghi nhận sự ghé thăm của hai vị vua triều Nguyễn đối với ngôi chùa này. Tương truyền, Cần Linh là ngôi chùa đã có hàng nghìn năm tuổi, được xây dựng vào thời tiền Lê (năm 886). Khi đó, một danh tướng đời Đường của Trung Quốc là Cao Biền được cử sang Việt Nam làm tiết độ sứ và ông đã cho xây dựng chùa, đặt tên là Linh Vân tự. Theo sử sách còn lưu lại thì ngôi chùa này đã có sự ghé thăm của hai vị vua là Tự Đức và Bảo Đại. Trong đó Tự Đức được coi là người đã có ý tưởng đổi tên chùa như ngày nay. Với mong muốn đưa ngôi chùa linh thiêng này gần gũi hơn với người dân địa phương trong nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, vua Tự Đức đã trao tặng nhà chùa bức trướng “Cần Linh”. Từ đó, Linh Vân tự được đổi tên thành chùa Cần Linh. Cùng với quả chuông cổ có tuổi thọ trên 300 năm, trước cổng tam quan ngôi chùa có một bức tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt. Bức tượng được sư bà Diệu Nhẫn ấp ủ từ năm 2000 xuất phát từ một giấc mơ diệu kỳ nhưng rồi mãi đến 5 năm sau, giấc mơ ấy mới được hiện thực hoá. Năm 2006, pho tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt đã hoàn thành kịp mừng ngày Đại lễ Phật đản 2550 năm Phật Lịch. Pho tượng được đặt trang trọng trên toà sen, cao 3m, rộng 2,5m được đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nguyên chất. Năm 1992, chùa Cần Linh được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, cơ sở vật chất của nhà chùa đã xuống cấp và đòi hỏi sự bảo tồn. Sư Diệu Nhẫn kể, trở về chùa, vấn đề mà nhà sư nghĩ đầu tiên là phải trùng tu và mở rộng các kiến trúc như tam quan, chính điện, tả vu, hữu vu... Năm 1998, sư Diệu Nhẫn tiếp quản chùa Cần Linh với cương vị trụ trì, và nhà sư bắt đầu cuộc cách mạng trùng tu ngôi chùa cổ khi ngân sách chỉ vỏn vẹn có... 216.700 đồng!

Trong hơn 10 năm qua, nhà chùa đã rất cố gắng mở rộng khuôn viên, bổ sung cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu tâm linh của các phật tử, để nơi vốn được coi là “đệ nhất tâm linh” của người Nghệ không bị mai một. Trong hoàn cảnh nhà chùa còn gặp nhiều khó khăn, sự xuống cấp vẫn đang diễn ra từng ngày nhưng với tấm lòng nhân ái, nhà chùa vẫn chắt lót, động viên từ những đồng tiền công đức của phật tử, để vừa tu bổ, sửa sang lại chùa vừa góp một phần làm từ thiện cứu giúp những người nghèo, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Quá trình trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ lại được nét cổ kính vốn có, dù rằng nói như nhà sư Diệu Nhẫn, vừa trùng tu vừa xây mới nên có một vài cái quá cũ buộc phải thay đổi. Ví như trước đây, con đường vào chùa là một lối mòn rất nhỏ, cỏ mọc um tùm thì nay, con đường ấy đã được mở rộng, cây xanh tươi tốt, vùng cỏ lác ngày xưa nay đã là một hồ sen bát ngát.

Nghệ An: Cần Linh - Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi

Unknown   at  01:42  No comments


Nghệ An: Cần Linh - Ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi Chùa Cần Linh thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh, cách quốc lộ 46 khoảng 100m về phía trái, cách đền Hồng Sơn 1km theo hướng Vinh - Hưng Nguyên - Nam Đàn, còn gọi là chùa Sư Nữ vì các đời trụ trì đều là sư nữ




Chùa dựng cuối thời Lê, có sông Cồn Mộc, có hồ Cửa Nam bao quanh tô thêm vẻ hữu tình. Chùa Cần Linh (hay còn gọi là chùa Sư nữ) là ngôi chùa có quy mô lớn và đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Việt Nam chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, trên một vùng đất trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh. Chùa thờ Phật Thích Ca - vị tổ của đạo Phật- và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5.208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều ngày lễ lớn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới thăm viếng đều có chung cảm nhận về sự linh thiêng và uy nghi của ngôi chùa nghìn năm tuổi, nhưng ít ai biết rằng, nơi đây còn lưu truyền những câu chuyện huyền bí đã đi sâu vào lòng người.


Lịch sử cũng đã ghi nhận sự ghé thăm của hai vị vua triều Nguyễn đối với ngôi chùa này. Tương truyền, Cần Linh là ngôi chùa đã có hàng nghìn năm tuổi, được xây dựng vào thời tiền Lê (năm 886). Khi đó, một danh tướng đời Đường của Trung Quốc là Cao Biền được cử sang Việt Nam làm tiết độ sứ và ông đã cho xây dựng chùa, đặt tên là Linh Vân tự. Theo sử sách còn lưu lại thì ngôi chùa này đã có sự ghé thăm của hai vị vua là Tự Đức và Bảo Đại. Trong đó Tự Đức được coi là người đã có ý tưởng đổi tên chùa như ngày nay. Với mong muốn đưa ngôi chùa linh thiêng này gần gũi hơn với người dân địa phương trong nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, vua Tự Đức đã trao tặng nhà chùa bức trướng “Cần Linh”. Từ đó, Linh Vân tự được đổi tên thành chùa Cần Linh. Cùng với quả chuông cổ có tuổi thọ trên 300 năm, trước cổng tam quan ngôi chùa có một bức tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt. Bức tượng được sư bà Diệu Nhẫn ấp ủ từ năm 2000 xuất phát từ một giấc mơ diệu kỳ nhưng rồi mãi đến 5 năm sau, giấc mơ ấy mới được hiện thực hoá. Năm 2006, pho tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt đã hoàn thành kịp mừng ngày Đại lễ Phật đản 2550 năm Phật Lịch. Pho tượng được đặt trang trọng trên toà sen, cao 3m, rộng 2,5m được đúc bằng 8 tấn đồng đỏ nguyên chất. Năm 1992, chùa Cần Linh được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, cơ sở vật chất của nhà chùa đã xuống cấp và đòi hỏi sự bảo tồn. Sư Diệu Nhẫn kể, trở về chùa, vấn đề mà nhà sư nghĩ đầu tiên là phải trùng tu và mở rộng các kiến trúc như tam quan, chính điện, tả vu, hữu vu... Năm 1998, sư Diệu Nhẫn tiếp quản chùa Cần Linh với cương vị trụ trì, và nhà sư bắt đầu cuộc cách mạng trùng tu ngôi chùa cổ khi ngân sách chỉ vỏn vẹn có... 216.700 đồng!

Trong hơn 10 năm qua, nhà chùa đã rất cố gắng mở rộng khuôn viên, bổ sung cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu tâm linh của các phật tử, để nơi vốn được coi là “đệ nhất tâm linh” của người Nghệ không bị mai một. Trong hoàn cảnh nhà chùa còn gặp nhiều khó khăn, sự xuống cấp vẫn đang diễn ra từng ngày nhưng với tấm lòng nhân ái, nhà chùa vẫn chắt lót, động viên từ những đồng tiền công đức của phật tử, để vừa tu bổ, sửa sang lại chùa vừa góp một phần làm từ thiện cứu giúp những người nghèo, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Quá trình trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ lại được nét cổ kính vốn có, dù rằng nói như nhà sư Diệu Nhẫn, vừa trùng tu vừa xây mới nên có một vài cái quá cũ buộc phải thay đổi. Ví như trước đây, con đường vào chùa là một lối mòn rất nhỏ, cỏ mọc um tùm thì nay, con đường ấy đã được mở rộng, cây xanh tươi tốt, vùng cỏ lác ngày xưa nay đã là một hồ sen bát ngát.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015


Từ lâu, Thái Lan là điểm đến nổi tiếng hút khách nhờ những bãi biển đẹp, khách sạn giá rẻ và đồ ăn ngon. Nhưng Việt Nam đang dần chiếm vị thế nhờ nhiều lựa chọn rẻ hơn cho du khách. .



Đồ ăn 


Ẩm thực Việt được biết đến với sự hài hòa của những hương vị từ nhiều nền văn hóa. Ví dụ, món bánh mì bắt nguồn từ bánh baguette của Pháp nhưng được biến tấu với nhân truyền thống của Việt Nam như thịt ba chỉ nướng, patê, trứng rán và nhiều loại rau tươi rói.


Việt Nam có nhiều người theo đạo Phật. Điều này khiến du khách ăn chay rất thích thú vì họ có thể tìm được những món chay giả thịt làm bằng đậu phụ ở rất nhiều nhà hàng. Ngoài ra còn món phở nổi tiếng, xôi, bánh bao, nhiều món gỏi cuốn tươi ngon… 

Đất nước “3 trong 1” 


Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển, làm du khách có cảm giác đây là 3 đất nước khác nhau với 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng những đặc trưng rất riêng. 3 miền có 3 kiểu khí hậu trong cùng một thời điểm. Ở vùng núi phía Bắc có thể đang có tuyết rơi, nhưng ở miền Nam, nhiệt độ lại là 30 độ C.


Mỗi vùng miền ở Việt Nam cũng có cảnh đẹp riêng, từ những dãy núi hùng vĩ, bãi biển ở miền Bắc đến những trang trại ngút ngàn ở miền Trung và vùng đồng bằng xanh mướt ở miền Nam. 

9 lý do Việt Nam sẽ là điểm đến hot nhất Đông Nam Á 
Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển với những bãi biển tuyệt đẹp. 

Ngôn ngữ 

Bạn nên học một vài câu cơ bản trong ngôn ngữ địa phương trước khi du lịch đến một đất nước không nói tiếng Anh. Tuy nhiên, bạn cũng không phải lo quá, vì ở Việt Nam rất nhiều người nói được tiếng Anh. 

Thực tế thì tiếng Anh được dạy ở tất cả các trường công tại Việt Nam từ lớp 3. Người dân địa phương cũng rất vui vẻ khi tiếp chuyện với bạn bằng những câu đơn giản như hello hay thank you. 

Lịch sử 

Việt Nam không ngại nói về lịch sử. Bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhà tù Hỏa Lò, địa đạo Củ Chi... là những nơi đưa du khách trở về quá khứ với những cuộc chiến nổi tiếng. Bạn sẽ có cái nhìn mới về chiến tranh hơn là những gì bạn được học ở trường, và sẽ được tận mắt chứng kiến người Việt Nam sống như thế nào trong thời chiến. 


Nhiều cảnh đẹp tuyệt vời 

Việt Nam có 8 địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới, bao gồm những cảnh đẹp tự nhiên như vịnh Hạ Long, công viên quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, hay những địa danh văn hóa như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.

Việt Nam còn rất nhiều nơi để khám phá, một số nơi mới được phát hiện như hang Sơn Đoòng, hang lớn nhất thế giới mới được khám phá năm 2012.

Văn hóa đa dạng 

Việt Nam là một đất nước vô cùng đa dạng. Nếu bạn đi từ miền Bắc xuống miền Nam, mỗi lần sau vài giờ, bạn sẽ cảm giác như mình vừa qua một đường biên giới quốc tế.

Thực tế, Việt Nam là đất nước có văn hóa đa dạng nhất Đông Nam Á, với hơn 50 dân tộc thiểu số nói những thứ ngôn ngữ riêng

9 lý do Việt Nam sẽ là điểm đến hot nhất Đông Nam Á

Unknown   at  01:35  1 comment


Từ lâu, Thái Lan là điểm đến nổi tiếng hút khách nhờ những bãi biển đẹp, khách sạn giá rẻ và đồ ăn ngon. Nhưng Việt Nam đang dần chiếm vị thế nhờ nhiều lựa chọn rẻ hơn cho du khách. .



Đồ ăn 


Ẩm thực Việt được biết đến với sự hài hòa của những hương vị từ nhiều nền văn hóa. Ví dụ, món bánh mì bắt nguồn từ bánh baguette của Pháp nhưng được biến tấu với nhân truyền thống của Việt Nam như thịt ba chỉ nướng, patê, trứng rán và nhiều loại rau tươi rói.


Việt Nam có nhiều người theo đạo Phật. Điều này khiến du khách ăn chay rất thích thú vì họ có thể tìm được những món chay giả thịt làm bằng đậu phụ ở rất nhiều nhà hàng. Ngoài ra còn món phở nổi tiếng, xôi, bánh bao, nhiều món gỏi cuốn tươi ngon… 

Đất nước “3 trong 1” 


Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển, làm du khách có cảm giác đây là 3 đất nước khác nhau với 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng những đặc trưng rất riêng. 3 miền có 3 kiểu khí hậu trong cùng một thời điểm. Ở vùng núi phía Bắc có thể đang có tuyết rơi, nhưng ở miền Nam, nhiệt độ lại là 30 độ C.


Mỗi vùng miền ở Việt Nam cũng có cảnh đẹp riêng, từ những dãy núi hùng vĩ, bãi biển ở miền Bắc đến những trang trại ngút ngàn ở miền Trung và vùng đồng bằng xanh mướt ở miền Nam. 

9 lý do Việt Nam sẽ là điểm đến hot nhất Đông Nam Á 
Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển với những bãi biển tuyệt đẹp. 

Ngôn ngữ 

Bạn nên học một vài câu cơ bản trong ngôn ngữ địa phương trước khi du lịch đến một đất nước không nói tiếng Anh. Tuy nhiên, bạn cũng không phải lo quá, vì ở Việt Nam rất nhiều người nói được tiếng Anh. 

Thực tế thì tiếng Anh được dạy ở tất cả các trường công tại Việt Nam từ lớp 3. Người dân địa phương cũng rất vui vẻ khi tiếp chuyện với bạn bằng những câu đơn giản như hello hay thank you. 

Lịch sử 

Việt Nam không ngại nói về lịch sử. Bảo tàng chứng tích chiến tranh, nhà tù Hỏa Lò, địa đạo Củ Chi... là những nơi đưa du khách trở về quá khứ với những cuộc chiến nổi tiếng. Bạn sẽ có cái nhìn mới về chiến tranh hơn là những gì bạn được học ở trường, và sẽ được tận mắt chứng kiến người Việt Nam sống như thế nào trong thời chiến. 


Nhiều cảnh đẹp tuyệt vời 

Việt Nam có 8 địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới, bao gồm những cảnh đẹp tự nhiên như vịnh Hạ Long, công viên quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, hay những địa danh văn hóa như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn.

Việt Nam còn rất nhiều nơi để khám phá, một số nơi mới được phát hiện như hang Sơn Đoòng, hang lớn nhất thế giới mới được khám phá năm 2012.

Văn hóa đa dạng 

Việt Nam là một đất nước vô cùng đa dạng. Nếu bạn đi từ miền Bắc xuống miền Nam, mỗi lần sau vài giờ, bạn sẽ cảm giác như mình vừa qua một đường biên giới quốc tế.

Thực tế, Việt Nam là đất nước có văn hóa đa dạng nhất Đông Nam Á, với hơn 50 dân tộc thiểu số nói những thứ ngôn ngữ riêng
Continue Reading→

1 nhận xét:

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Về chỗ ở
Tuỳ theo điều kiện từng gia đình mà đặt KS.
Muốn ở sịn thì có thể đặt KS Xanh hoặc KS Sài gòn- KL, tuy nhiên ở đây nếu muốn tắm biển thì cũng phải như mọi khách khác phải băng qua đường để xuống biển tắm chung (Ở những KS này không có bãi biển riêng đâu nhé)
KS Hạng trung thì có thể là Thái bình Dương, Hòn ngư…
KS Hạng thường thì nhan nhản nhà nghỉ và khách sạn, giá cả phải chăng tuy nhiên vào ngày cuối tuần thì đắt hơn hẳn. 

Ăn uống cho gia đình:

Nếu không muốn đi lại nhiều thì có thể đặt ăn tại Khách sạn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì ăn uống tại khách sạn sẽ ổn định hơn, tuy nhiên sẽ phải đặt món trước, sẽ đắt hơn nhiều, không có nhiều món để lựa chọn và tóm lại không được hưởng hết không khí biển.

Nếu có điều kiện ra ngoài, nên ăn ở nhà hàng Thuý Hiếu (cách KS Hòn Ngư khoảng 100 mét) về phía tay phải nếu đứng nhìn ra biển, đồ ăn ở đây ngon, rẻ (phải công nhận là rẻ thật), nhiều món rất lạ miệng và nhiều kiểu chế biến. tuy nhiên nếu vào tối thứ 6 hoặc tối thứ 7 thì đông kinh khủng, phải đặt trước nếu không thì ra muộn chẳng có gì mà ăn. Hôm đó, thứ 7 nhà mình ra muộn nên phải đợi mãi mới có đồ ăn. (Cuối tuần khách du lịch từ HN vào nhiều cộng với khách từ trên Vinh xuống nên họ quá tải khách.)

Ăn uống cho em bé

Nhà mình có 2 em bé, bé lớn thì đã 9 tuổi nên ăn uống không phải lo nhưng còn cu con nên cũng hơi mệt về đoạn ăn uống. Tuy nhiên, đã xác định cho con đi chơi mấy ngày thì ăn uống không đủ bữa thì các mẹ cũng đừng có quá lo lắng. Hôm đầu tiên đi từ HN vào, mình phải mang sẵn 1 cặp lồng cháo ủ nóng để mang theo. Đi vào Cửa Lò đường xa thế nào bạn cũng phải dừng ăn trên đường 1 bữa. Chắc chắn sẽ không có cháo sẵn trên đường nên để chủ động các mẹ chuẩn bị luôn 1 cạp lồng cháo có ủ nhé, đến đâu chỉ cần đổ ra cho con ăn luôn mà vẫn nóng sốt.

Ở Cửa Lò mình phát hiện ra 1 cửa hàng bán cháo rất ngon, nằm ở sau lưng khách sạn Thái bình dương. Ở đó là cửa hàng chuyên bán cháo, họ nấu cháo trắng, khách hàng muốn đặt cháo nào thì học mới bắt đầu cho thịt, cá, tôm, ngao hoặc lươn. Bạn thích cho con ăn cháo đặc hay loãng thì nói với họ trước luôn nhé. Ở đó họ băm thịt luôn cho mình. Có hôm đông quá, họ không băm được mình phải vào bếp tự tay băm luôn cho con mình. Theo kinh nghiệm của mình con mình 15 tháng có thể ăn cháo tôm băm nhuyên, thịt bò, thịt lợn hoặc lươn (Nghệ An nổi tiếng về lươn đấy) hoặc cháo ngao thì chỉ nên ăn nước thôi vì thịt dai lắm. Các mẹ chú ý đừng cho con ăn ghẹ nhé. Bé nhà mình bị đi ngoài mấy bữa vì ăn ghẹ đấy. Đã có mang theo 1 cặp lồng ủ nóng các mẹ có thể làm nhiều để vào cặp lồng cho con ăn thêm bữa nữa cùng được nếu bạn ngại phải đi lại vất vả

Đi biển con rất hiếm có cơ hội ăn rau nên các mẹ có thể mang theo cam để vắt cho con uống hàng ngày. Tuy nhiên nên nếu ăn cháo hải sản thì nên cách ra khoảng 2 tiếng thì hẵng cho con uống nước cam nhé. Có thể cầm theo cả chuối, hoặc như mình thì ngày đầu tiên đến mình ra chợ Cửa Lò mua cả nải chuối về, mỗi ngày cho con ăn 1 quả, thay rau. Trộm vía đầu ra cũng ổn lắm.
Nói chung đã cho con đi chơi có thể con sẽ mấtmột số bữa ăn mà các mẹ vẫn hay làm theừơng ngày. Tuy nhiên, có thể cho con uống sữa thay cũng được. Các mẹ không nên lo lắng, ăn ít một số bữa không làm cho bé gầy ngay được đâu. Chủ yếu đi nghỉ là cho bé có cơ hội được dạn dày, tiếp xúc với bên ngoài nhiều để bé dạn dĩ hơn.

Cho bé ra biển


Bé nhà mình lần đầu ra biển nên rất sợ. Có thể có những bé dạn dĩ thích ngay thì quá tốt nhưng bé nhà mình thì cứ bám riết lấy mẹ. Cho bé đứng xuống cát bé cũng sợ nên các mẹ để ý những buổi đầu nên đi dép cho con để con đứng xuống cát không có cảm giác nhám chân. Nếu bé ôm chặt bắt bế, bạn cứ bế bé nhé, đừng vội thả bé xuống ngay bé sẽ có cảm giác sợ mãi đấy. Hãy ôm chặt lấy bé, đưa bé đi lại cho bé quen với không khí xung quanh. Hôm đầu tiên mình phải bế bé từ lúc ra biển cho đến lúc mọi người đi về, bé nhất quyết không chịu đứng xuống.


Hôm thứ hai mình đưa bé ra, dần dần cho bé đưa tay xuống hất nước, để chơi đùa. Tuy nhiên vẫn phải bế bé, chỉ để cho bé lấy tay nghịch nước thôi. Đến ngày thứ 3, cho bé ngồi trên ghế chơi cát. Dần dần đến hôm về thì bé chịu xuống nước, đã thế còn chạy lặng xăng trên cát, nghịch cát bốc cát ném, nói chung là đã không còn sợ nữa. Đến khi bé bắt đầu quen với biển thì đã lại phải đi về.
ĐI biển nghỉ ở khách sạn lúc nào cũng bật điều hoà nên các mẹ để ý trước khi đưa con đi tắm biển nhớ tắt điều hoà nhé, để khi từ biển về, người bé vẫn ướt sẽ không bị đưa ngay vào phòng điều hoà lạnh, dễ làm cho bé ốm.
Đấy là một số kinh nghiệm từ nhà mình, gửi đến các mẹ để tham khảo nhé. Chúc các mẹ và bé có kỳ nghỉ vui vẻ.

Đi lại

Nhà mình có xe riêng nên cũng chủ động. Tuy nhiên, khuyên các mẹ nên đi từ HN vào CLò sớm. Nên đi từ 5giờ sáng để chỉ phải ăn 1 bữa sáng tại dọc đường, sau đó trưa vào đến Cửa Lò, cho bé ăn uống và sau đó nghỉ ngơi luôn ở KS cho tiện. Nếu đi muộn quá sẽ mất 2 bữa ăn dọc đường và không được tiện cho bé.

Kinh nghiệm du lịch cửa lò có em bé

Unknown   at  03:34  No comments

Về chỗ ở
Tuỳ theo điều kiện từng gia đình mà đặt KS.
Muốn ở sịn thì có thể đặt KS Xanh hoặc KS Sài gòn- KL, tuy nhiên ở đây nếu muốn tắm biển thì cũng phải như mọi khách khác phải băng qua đường để xuống biển tắm chung (Ở những KS này không có bãi biển riêng đâu nhé)
KS Hạng trung thì có thể là Thái bình Dương, Hòn ngư…
KS Hạng thường thì nhan nhản nhà nghỉ và khách sạn, giá cả phải chăng tuy nhiên vào ngày cuối tuần thì đắt hơn hẳn. 

Ăn uống cho gia đình:

Nếu không muốn đi lại nhiều thì có thể đặt ăn tại Khách sạn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì ăn uống tại khách sạn sẽ ổn định hơn, tuy nhiên sẽ phải đặt món trước, sẽ đắt hơn nhiều, không có nhiều món để lựa chọn và tóm lại không được hưởng hết không khí biển.

Nếu có điều kiện ra ngoài, nên ăn ở nhà hàng Thuý Hiếu (cách KS Hòn Ngư khoảng 100 mét) về phía tay phải nếu đứng nhìn ra biển, đồ ăn ở đây ngon, rẻ (phải công nhận là rẻ thật), nhiều món rất lạ miệng và nhiều kiểu chế biến. tuy nhiên nếu vào tối thứ 6 hoặc tối thứ 7 thì đông kinh khủng, phải đặt trước nếu không thì ra muộn chẳng có gì mà ăn. Hôm đó, thứ 7 nhà mình ra muộn nên phải đợi mãi mới có đồ ăn. (Cuối tuần khách du lịch từ HN vào nhiều cộng với khách từ trên Vinh xuống nên họ quá tải khách.)

Ăn uống cho em bé

Nhà mình có 2 em bé, bé lớn thì đã 9 tuổi nên ăn uống không phải lo nhưng còn cu con nên cũng hơi mệt về đoạn ăn uống. Tuy nhiên, đã xác định cho con đi chơi mấy ngày thì ăn uống không đủ bữa thì các mẹ cũng đừng có quá lo lắng. Hôm đầu tiên đi từ HN vào, mình phải mang sẵn 1 cặp lồng cháo ủ nóng để mang theo. Đi vào Cửa Lò đường xa thế nào bạn cũng phải dừng ăn trên đường 1 bữa. Chắc chắn sẽ không có cháo sẵn trên đường nên để chủ động các mẹ chuẩn bị luôn 1 cạp lồng cháo có ủ nhé, đến đâu chỉ cần đổ ra cho con ăn luôn mà vẫn nóng sốt.

Ở Cửa Lò mình phát hiện ra 1 cửa hàng bán cháo rất ngon, nằm ở sau lưng khách sạn Thái bình dương. Ở đó là cửa hàng chuyên bán cháo, họ nấu cháo trắng, khách hàng muốn đặt cháo nào thì học mới bắt đầu cho thịt, cá, tôm, ngao hoặc lươn. Bạn thích cho con ăn cháo đặc hay loãng thì nói với họ trước luôn nhé. Ở đó họ băm thịt luôn cho mình. Có hôm đông quá, họ không băm được mình phải vào bếp tự tay băm luôn cho con mình. Theo kinh nghiệm của mình con mình 15 tháng có thể ăn cháo tôm băm nhuyên, thịt bò, thịt lợn hoặc lươn (Nghệ An nổi tiếng về lươn đấy) hoặc cháo ngao thì chỉ nên ăn nước thôi vì thịt dai lắm. Các mẹ chú ý đừng cho con ăn ghẹ nhé. Bé nhà mình bị đi ngoài mấy bữa vì ăn ghẹ đấy. Đã có mang theo 1 cặp lồng ủ nóng các mẹ có thể làm nhiều để vào cặp lồng cho con ăn thêm bữa nữa cùng được nếu bạn ngại phải đi lại vất vả

Đi biển con rất hiếm có cơ hội ăn rau nên các mẹ có thể mang theo cam để vắt cho con uống hàng ngày. Tuy nhiên nên nếu ăn cháo hải sản thì nên cách ra khoảng 2 tiếng thì hẵng cho con uống nước cam nhé. Có thể cầm theo cả chuối, hoặc như mình thì ngày đầu tiên đến mình ra chợ Cửa Lò mua cả nải chuối về, mỗi ngày cho con ăn 1 quả, thay rau. Trộm vía đầu ra cũng ổn lắm.
Nói chung đã cho con đi chơi có thể con sẽ mấtmột số bữa ăn mà các mẹ vẫn hay làm theừơng ngày. Tuy nhiên, có thể cho con uống sữa thay cũng được. Các mẹ không nên lo lắng, ăn ít một số bữa không làm cho bé gầy ngay được đâu. Chủ yếu đi nghỉ là cho bé có cơ hội được dạn dày, tiếp xúc với bên ngoài nhiều để bé dạn dĩ hơn.

Cho bé ra biển


Bé nhà mình lần đầu ra biển nên rất sợ. Có thể có những bé dạn dĩ thích ngay thì quá tốt nhưng bé nhà mình thì cứ bám riết lấy mẹ. Cho bé đứng xuống cát bé cũng sợ nên các mẹ để ý những buổi đầu nên đi dép cho con để con đứng xuống cát không có cảm giác nhám chân. Nếu bé ôm chặt bắt bế, bạn cứ bế bé nhé, đừng vội thả bé xuống ngay bé sẽ có cảm giác sợ mãi đấy. Hãy ôm chặt lấy bé, đưa bé đi lại cho bé quen với không khí xung quanh. Hôm đầu tiên mình phải bế bé từ lúc ra biển cho đến lúc mọi người đi về, bé nhất quyết không chịu đứng xuống.


Hôm thứ hai mình đưa bé ra, dần dần cho bé đưa tay xuống hất nước, để chơi đùa. Tuy nhiên vẫn phải bế bé, chỉ để cho bé lấy tay nghịch nước thôi. Đến ngày thứ 3, cho bé ngồi trên ghế chơi cát. Dần dần đến hôm về thì bé chịu xuống nước, đã thế còn chạy lặng xăng trên cát, nghịch cát bốc cát ném, nói chung là đã không còn sợ nữa. Đến khi bé bắt đầu quen với biển thì đã lại phải đi về.
ĐI biển nghỉ ở khách sạn lúc nào cũng bật điều hoà nên các mẹ để ý trước khi đưa con đi tắm biển nhớ tắt điều hoà nhé, để khi từ biển về, người bé vẫn ướt sẽ không bị đưa ngay vào phòng điều hoà lạnh, dễ làm cho bé ốm.
Đấy là một số kinh nghiệm từ nhà mình, gửi đến các mẹ để tham khảo nhé. Chúc các mẹ và bé có kỳ nghỉ vui vẻ.

Đi lại

Nhà mình có xe riêng nên cũng chủ động. Tuy nhiên, khuyên các mẹ nên đi từ HN vào CLò sớm. Nên đi từ 5giờ sáng để chỉ phải ăn 1 bữa sáng tại dọc đường, sau đó trưa vào đến Cửa Lò, cho bé ăn uống và sau đó nghỉ ngơi luôn ở KS cho tiện. Nếu đi muộn quá sẽ mất 2 bữa ăn dọc đường và không được tiện cho bé.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Nếu như ở Thanh Hóa có bánh gai, ở Quảng Ngãi có kẹo gương thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ. Một đặc sản khiến bao người con của quê hương "Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh", hay khách thập phương đã từng một lần được nếm thử thì khó có thể quên.

Kẹo Cu Đơ và bát nước chè xanh

Kẹo cu đơ lúc đầu có tên là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ "hai" được các ông nghè nơi đây chuyển sang tiếng Pháp là "Deux" cho nó "trí thức". Từ đó, "cu deux" được đọc chệch thành cu đơ.

Công đoạn làm cu đơ nghe qua thì dễ nhưng hóa ra lại khó làm. Để có được miếng kẹo cu đơ thơm ngon thì người làm bánh phải tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt

Kẹo ku đơ đặc sản hà tĩnh

Trước tiên, chọn mật là phải mật mía nguyên chất, thật trong vàng óng và phải lấy mật mía ở vùng đồi chứ không mua ở vùng sông. Đồ đựng mật phải là chum sành trơn bóng để chất liệu của mật không bị biến chất. Rồi lạc (đậu phộng) phải là loại hạt nhỏ, không bị lép, thối, không bị sâu mọt, không bị trầy vỏ lụa ngoài. Và cuối cùng, bánh tráng phải nhỏ hơn bánh thường, các nếp quăn đều, khi nướng không được để bánh thủng và phải chín đều.

Có đủ mật, đậu phộng, bánh tráng thượng phẩm chưa hẳn đã nấu được kẹo ngon vì kỹ thuật nấu mới là bước quan trọng. Theo quy trình thì khi mật sôi sục mới cho gừng, lạc vào khuấy đều tay, liên tục theo chiều kim đồng hồ nếu không lạc sẽ bị trầy vỏ hoặc chìm xuống đáy nồi và bị cháy, kẹo sẽ bị đắng.


Khi bắt đầu ngửi thấy mùi thơm, người ta dùng đũa nhỏ một giọt mật vào bát nước lã. Giọt mật khi rơi xuống nước tròn vo, không bẹp, không tan loãng là múc ra cho vào bánh tráng. Đây là điểm cốt lõi trong kỹ thuật nấu bởi nếu sớm quá kẹo sẽ dẻo, kết dính yếu, mật non, lạc chưa chín, nếu muộn quá mật cháy, lạc cháy, bánh sẽ bị đắng. Cuối cùng, người ta nhỏ vào một ít mạch nha cho kẹo có mùi thơm rồi úp lên một chiếc bánh tráng nữa là được.


Một miếng cu đơ thơm ngon khi ăn phải hội đủ các vị ngọt ngào của đường mía hòa quyện với chút thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng vừng được nướng đúng độ tạo nên hỗn hợp bánh thật giòn tan và ngọt ngào.

Hiện nay ở Hà Tĩnh có rất nhiều điểm làm cu đơ nhưng nổi danh nhất vẫn là cu đơ Thư Viện của Cầu Phủ, dù giá cao hơn những điểm khác nhưng vẫn đông người mua. Bởi vậy mới có thương hiệu: "Cu đơ Cầu Phủ không nhủ cũng mua".

Mỗi lần tôi về thăm quê được nhâm nhi kẹo cu đơ với bát nước chè xanh mới thấy tuyệt vời, đúng như các cụ ngày xưa vẫn ngâm nga:
"Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người".
Bạn đang xem bản tin Kẹo Cu Đơ 

Kẹo Cu Đơ - đặc sản Hà Tĩnh

Unknown   at  00:34  No comments

Nếu như ở Thanh Hóa có bánh gai, ở Quảng Ngãi có kẹo gương thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ. Một đặc sản khiến bao người con của quê hương "Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh", hay khách thập phương đã từng một lần được nếm thử thì khó có thể quên.

Kẹo Cu Đơ và bát nước chè xanh

Kẹo cu đơ lúc đầu có tên là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ "hai" được các ông nghè nơi đây chuyển sang tiếng Pháp là "Deux" cho nó "trí thức". Từ đó, "cu deux" được đọc chệch thành cu đơ.

Công đoạn làm cu đơ nghe qua thì dễ nhưng hóa ra lại khó làm. Để có được miếng kẹo cu đơ thơm ngon thì người làm bánh phải tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt

Kẹo ku đơ đặc sản hà tĩnh

Trước tiên, chọn mật là phải mật mía nguyên chất, thật trong vàng óng và phải lấy mật mía ở vùng đồi chứ không mua ở vùng sông. Đồ đựng mật phải là chum sành trơn bóng để chất liệu của mật không bị biến chất. Rồi lạc (đậu phộng) phải là loại hạt nhỏ, không bị lép, thối, không bị sâu mọt, không bị trầy vỏ lụa ngoài. Và cuối cùng, bánh tráng phải nhỏ hơn bánh thường, các nếp quăn đều, khi nướng không được để bánh thủng và phải chín đều.

Có đủ mật, đậu phộng, bánh tráng thượng phẩm chưa hẳn đã nấu được kẹo ngon vì kỹ thuật nấu mới là bước quan trọng. Theo quy trình thì khi mật sôi sục mới cho gừng, lạc vào khuấy đều tay, liên tục theo chiều kim đồng hồ nếu không lạc sẽ bị trầy vỏ hoặc chìm xuống đáy nồi và bị cháy, kẹo sẽ bị đắng.


Khi bắt đầu ngửi thấy mùi thơm, người ta dùng đũa nhỏ một giọt mật vào bát nước lã. Giọt mật khi rơi xuống nước tròn vo, không bẹp, không tan loãng là múc ra cho vào bánh tráng. Đây là điểm cốt lõi trong kỹ thuật nấu bởi nếu sớm quá kẹo sẽ dẻo, kết dính yếu, mật non, lạc chưa chín, nếu muộn quá mật cháy, lạc cháy, bánh sẽ bị đắng. Cuối cùng, người ta nhỏ vào một ít mạch nha cho kẹo có mùi thơm rồi úp lên một chiếc bánh tráng nữa là được.


Một miếng cu đơ thơm ngon khi ăn phải hội đủ các vị ngọt ngào của đường mía hòa quyện với chút thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng vừng được nướng đúng độ tạo nên hỗn hợp bánh thật giòn tan và ngọt ngào.

Hiện nay ở Hà Tĩnh có rất nhiều điểm làm cu đơ nhưng nổi danh nhất vẫn là cu đơ Thư Viện của Cầu Phủ, dù giá cao hơn những điểm khác nhưng vẫn đông người mua. Bởi vậy mới có thương hiệu: "Cu đơ Cầu Phủ không nhủ cũng mua".

Mỗi lần tôi về thăm quê được nhâm nhi kẹo cu đơ với bát nước chè xanh mới thấy tuyệt vời, đúng như các cụ ngày xưa vẫn ngâm nga:
"Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người".
Bạn đang xem bản tin Kẹo Cu Đơ 
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Khu di tích Kim Liên
Khu di tích Kim Liên

Cùng với các di tích lưu niệm, tại Kim Liên còn có nhà trưng bày bổ sung giúp khách tham quan có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử của đất nước và quê hương vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; những nhân tố tác động sâu sắc đến tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.



Kim Liên cũng là nơi ghi dấu về hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương. Đó là ngày 14-6-1957, sau 50 năm xa cách và từ ngày 8 đến 10-12-1961, Người về thăm lần thứ hai.


Là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, Khu di tích Kim Liên được Nhà nước chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm Khu di tích đón tiếp hàng triệu đồng bào trong cả nước và khách quốc tế đến thăm.

Khu di tích Kim Liên được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá theo Quyết định số 54 VH / QĐ ngày 29-4-1979.

Khu di tích Kim Liên

Unknown   at  01:44  No comments

Khu di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Khu di tích Kim Liên
Khu di tích Kim Liên

Cùng với các di tích lưu niệm, tại Kim Liên còn có nhà trưng bày bổ sung giúp khách tham quan có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử của đất nước và quê hương vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; những nhân tố tác động sâu sắc đến tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.



Kim Liên cũng là nơi ghi dấu về hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương. Đó là ngày 14-6-1957, sau 50 năm xa cách và từ ngày 8 đến 10-12-1961, Người về thăm lần thứ hai.


Là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, Khu di tích Kim Liên được Nhà nước chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm Khu di tích đón tiếp hàng triệu đồng bào trong cả nước và khách quốc tế đến thăm.

Khu di tích Kim Liên được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá theo Quyết định số 54 VH / QĐ ngày 29-4-1979.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Nghệ An là mảnh đất non nước hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc. Vẻ đẹp kỳ thú pha lẫn chút nguyên sơ luôn làm say đắm bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại nơi này. Không chỉ có thế, trên mảnh đất hồn hậu, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều đặc sản mà ai "lỡ" nếm thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi.
Cam xã Đoài
Cam Xã Đoài là một đặc sản của xã Nghi Diên còn có tên nôm là xã Đoài, thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Hương vị thơm ngon của cam Đoài gây nức lòng người thưởng thức đến nỗi nó đã trở thành một hình ảnh ngọt ngào của thơ ca.
“Cam xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong” (Phạm Tiến Duật)
cam-xa-doai-nghe-an
Ai đã ăn một lần cam Xã Đoài sẽ nhớ mãi.


Cam xã Đoài trở thành một đặc sản bởi hơn hết nó có vị đặc biệt thơm ngon, vỏ mỏng, rất nhiều nước. Khi trồng, người dân nơi đây phải lựa kỹ giống, cây giống được chọn lọc sạch, không sâu bệnh.
Nếu một lần đặt chân đến đây vào dịp tết Nguyên Đán, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một thứ sắc màu tươi mới, trùng điệp bởi quả, bởi lá. Hương cam bay lan tỏa ra xung quanh, nửa như mời gọi nửa muốn níu chân người lữ khách.

Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi tắn, ngoài có lớp the mỏng, chỉ cần khẽ xây xát là đã thoát một mùi thơm ngây ngất. Khi bổ ra, cam có màu vàng óng, nước cam chảy ra nhìn sánh như những giọt mật ong óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Hơn thế nữa, khi thả miếng cam vào miệng, tưởng chừng như bao vị ngọt ngào của đất trời kết tinh trong đó.

Nhút Thanh Chương

Có lẽ, mít xanh là thứ quả gắn với tuổi thơ rong ruổi của rất nhiều người. Những quả mít non được hái xuống, rồi đem luộc, chấm với muối ớt, mặn chát, nghẹn trong cổ họng mà bao đứa trẻ vẫn khao khát và thích thú. Còn với người Thanh Chương xứ Nghệ, việc chế biến mít xanh thành món ăn như dưa muối lại là nghệ thuật vô cùng độc đáo. Món ăn làm từ mít xanh đó được gọi là nhút. Nhiều người còn coi nhút chính là một loại "kim chi" của xứ Nghệ này.


Nghe nói, nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Nguyên liệu để làm nhút chỉ gồm có mít xanh và muối trắng và cách làm tương tự như nhiều món dưa muối khác ở Việt Nam.
Để làm nhút, người ta lựa những quả mít xanh, loại ương ương càng ngon rồi gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa sau đó bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Muối được cho vào, trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng mít được cho vào vại sành khoả đều trên bề mặt, đặc một chiếc vỉ lên trên, chèn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được.

Hàng ngày trong mỗi bữa cơm, người ta lấy ra bát nhút, hương vị chua chua giòn giòn, ăn thật thích thú. Nhút ăn với cơm rất hợp, chỉ cần chút nước mắm làm nước chấm là đủ.
Lươn Vinh
Lươn vốn là loại thủy sản nước ngọt có ở hầu hết đồng ruộng trên đất nước Việt Nam. Nhưng dưới bàn tay khéo léo cùng văn hóa ẩm thực đặc trưng của những người con xứ Nghệ, các món ngon từ lươn lần lượt ra đời và dần trở thành đặc sản, tinh hoa của mảnh đất này.
Để chế biến một món ăn ngon, khâu sơ chế lươn rất quan trọng. Người chế biến loại bỏ chất nhớt bằng nhiều kinh nghiệm khác nhau như dùng tro, giấm, nước sôi hoặc dùng một số lá có độ thô như lá tre để tuốt các chất nhờn trên da lươn. Tùy theo yêu cầu của món nấu mà có thể để nguyên con, rút xương hay cắt khúc. Khâu rút xương cũng có 2 phương pháp. Hoặc cắt khứa từ cổ rồi lạng dần xuống. Hoặc đặt thân lươn lên thớt, dùng chày gỗ dần lên, rồi lộn ngược bên trong, lạng bỏ phần xương.

Cháo lươn cũng là một đặc sản khó cưỡng.
Sau khi sơ chế xong, người ta chế biến lần lượt thành những món ăn mà món nào món nấy đều hút hồn thực khách đến nỗi phải quay lại quán biết bao nhiêu lần. Chẳng hạn như lươn om (om chuối, om lá ngải cứu, om rau ngổ, om lá lốt, om nồi đất...), cháo lươn, lươn nướng, súp lươn... Lươn nướng than hoa là một trong những món ăn được đặc biệt ưa chuông. Mùi thơm của lươn nướng bay tỏa trong không trung khiến chẳng ai có thể cầm lòng được.
Súp lươn cũng là món hấp dẫn không kém. Bát súp có lượng nước trong, ngọt, thơm, những miếng thịt lươn chín còn nguyên dạng, không nhũn nát, thấm vị và dậy lên hương đặc trưng của lươn quê. Hành lá, rau răm còn nguyên sắc xanh tươi thắm được cắt nhỏ, thả bồng bềnh trên mặt nước nóng hổi điểm nhẹ những giọt ớt đỏ. Hơi bay lên kéo theo mùi hương thơm, cay, nồng khiến chưa ăn miệng đã thấy thèm.
Tương Nam Đàn
Nếu như mảnh đất Hưng Yên nổi tiếng với thứ tương Bần thơm ngon, tinh khiết thì trên mảnh đất Nam Đàn xứ Nghệ, người ta cũng có quyền tự hào vì đã làm ra một loại tương hấp dẫn không kém.
Nguyên liệu chính để làm tương đều là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày nhu đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước. Nếu vô tình hoặc cố ý cho thêm một thứ gì vào, chum tương sẽ bị hỏng. Để có được chum tương ngon, đòi hỏi ở người làm tương sự kỳ công, tỷ mẩn.
đặc sản, Nghệ An, cháo lươn, mực nháy, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn
Nếu có dịp qua mảnh đất này, bạn hãy mang về cho mình, người thân hoặc bạn bè một chút hương vị tương giản dị này nhé!
Tương Nam Đàn lại có đủ hai loại: Mặn và ngọt. Tương mặn dùng để ăn hàng ngày, còn tương ngọt làm vào những chĩnh nhỏ chủ yếu để đãi khách và làm quà biếu. Nghe nói, tương Nam Đàn được làm bằng thứ đỗ tương xuân hè trồng trên chính đất Nam Đàn và hưởng khí, đất đai hậu thuận lợi. Có lẽ, được sản sinh từ mảnh đất phù sa màu mỡ mà đã cho ra đời thứ đậu tương hảo hạng.
Thế mới hiểu vì sao, ở xứ Nghệ, người ta hay truyền tai nhau rằng, muốn ăn nhút Thanh Chương thì trước tiên phải tìm được tương Nam Đàn. Hai thứ ấy kết hợp với nhau thì bữa cơm dù đạm bạc đến mấy vẫn ngon đến vô cùng.

Trong một chai tương Nam Đàn có tới ba tầng khác nhau nếu nhìn từ ngoài vỏ. Tầng trên cùng là đậu hạt mới chỉ được dập vỡ làm đôi. Tầng giữa là nước tương có màu Hổ Phách, còn tầng dưới cùng là mốc tương có màu vàng thẫm. Nếu có dịp qua mảnh đất này, bạn hãy mang về cho mình, người thân hoặc bạn bè một chút hương vị tương giản dị này nhé!
Bánh mướt
Thoạt nhìn, bánh mướt có vẻ giống với bánh cuốn ngoài Bắc nhưng nó lại có hương vị thơm ngon rất riêng.
Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Bánh chỉ được làm bằng bột gạo tẻ - gạo được ngâm nước rất lâu sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh được làm vào những buổi sáng sớm tinh mơ. Người làm bánh phải thức dậy từ khi 2 - 3 giờ sáng để nổi nửa tráng bánh thì mới kịp bán cho khách.
Khi thưởng thức, chỉ cần chén nước mắm vắt chanh, đường vừa đủ, ớt cắt lát mỏng thế là có thể ăn đến no.
Bánh mướt nghệ an

Chính người dân nơi đây cũng chẳng rõ bánh mướt có từ khi nào, chỉ biết rằng món ăn dân dã mà ngon đến lạ thường này vẫn luôn được người ta yêu mến từ thủa bé cho đến lúc trưởng thành hay già đi.

Dẫu rằng chiếc bánh mướt theo thời gian đã được người ta cách điệu đi đôi phần như dùng máy để xay bột, dùng thịt heo, mộc nhĩ để làm thêm nhân... nhưng bánh mướt vẫn còn giữ được hồn quê dân dã đến kỳ lạ!
Bánh bèo Vinh
Nếu như bánh bèo Huế được làm từ bột gạo thì bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Người ta phải nhào bột nhiều lần cho kỹ thì mới có thể có một mẻ bánh ngon. Để bánh trông đẹp hơn, người bán hàng thường nặn bánh cho giống cánh bèo.
đặc sản, Nghệ An, cháo lươn, mực nháy, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn
Những con tôm làm nhân bánh không cần to quá nhưng phải được làm sạch chân, râu rồi phi thơm cùng hành mỡ. Được biết, tôm xào càng kỹ thì càng ngấm gia vị và khi ăn thì mới thấy thơm, thấy bùi.
Đĩa bánh bèo thường phải cho thêm hành khô và một ít rau mùi thì mới hoàn chỉnh. Với những ai thích ăn cay thì có thể cho thêm tương ớt chưng. Bỏ miếng bánh bèo vào miệng sẽ thấy được vị dai dai của bột lọc, vị bùi bùi của tôm thịt, vị giòn giòn của hành khô. Món bánh bèo Vình mới chỉ xuất hiện cách đây hơn chục năm nhưng nó đã trở thành một món ăn ngon, nổi tiếng của mảnh đất này.

Mực nháy nướng Cửa Lò
Mực nháy nướng cửa lò
Món mực nháy nướng (“Mực nháy” có nơi còn gọi là mực nhảy, tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên) ở Cửa Lò từ lâu đã hấp dẫn du khách khi đến xứ biển. Mực ở đây tươi ngon, khi mới câu lên có màu trắng trong. Sau khi sơ chế, người ta cho những con mực tươi mới ấy lên bếp than hoa rực hồng rồi nướng. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã từng công bố 10 đặc sản hải sản Việt Nam trong hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần thứ 1/2012 trong đó có mực nháy.

Hãy cứ thử tưởng tượng, sau khi đắm mình trong làn nước biển xanh mát, bao la, tận hưởng những cơn gió mặn mòi của biển rồi nằm dài trên chiếc ghế ở một quán ven đường, hít hà mùi thơm của mực nướng, từ từ nhâm nhi những miếng mực giòn giòn chấm với gia vị, thậm chí chỉ cần tương ớt thôi đã là quá tuyệt. Cuộc sống dường như lắng lại để con người tận hưởng hết những tinh hoa của biển cả, chỉ có gió và sóng cứ ồn ào, xô mãi không thôi.
Ngoài ra, ở Nghệ An còn có nhiều món ăn ngon như mọc cua bể, ghẹ hấp me, cá giò bảy món, cháo nghêu (Cửa Lò), bánh ngào... Mỗi món ăn đều tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất này.

Đặc sản Nghệ An hút hồn thực khách

Unknown   at  00:53  No comments

Nghệ An là mảnh đất non nước hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc. Vẻ đẹp kỳ thú pha lẫn chút nguyên sơ luôn làm say đắm bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại nơi này. Không chỉ có thế, trên mảnh đất hồn hậu, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều đặc sản mà ai "lỡ" nếm thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi.
Cam xã Đoài
Cam Xã Đoài là một đặc sản của xã Nghi Diên còn có tên nôm là xã Đoài, thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Hương vị thơm ngon của cam Đoài gây nức lòng người thưởng thức đến nỗi nó đã trở thành một hình ảnh ngọt ngào của thơ ca.
“Cam xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong” (Phạm Tiến Duật)
cam-xa-doai-nghe-an
Ai đã ăn một lần cam Xã Đoài sẽ nhớ mãi.


Cam xã Đoài trở thành một đặc sản bởi hơn hết nó có vị đặc biệt thơm ngon, vỏ mỏng, rất nhiều nước. Khi trồng, người dân nơi đây phải lựa kỹ giống, cây giống được chọn lọc sạch, không sâu bệnh.
Nếu một lần đặt chân đến đây vào dịp tết Nguyên Đán, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một thứ sắc màu tươi mới, trùng điệp bởi quả, bởi lá. Hương cam bay lan tỏa ra xung quanh, nửa như mời gọi nửa muốn níu chân người lữ khách.

Cam khi mới chín có màu vàng rồi chuyển sang sẫm dần nhưng luôn giữ được vẻ tươi tắn, ngoài có lớp the mỏng, chỉ cần khẽ xây xát là đã thoát một mùi thơm ngây ngất. Khi bổ ra, cam có màu vàng óng, nước cam chảy ra nhìn sánh như những giọt mật ong óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Hơn thế nữa, khi thả miếng cam vào miệng, tưởng chừng như bao vị ngọt ngào của đất trời kết tinh trong đó.

Nhút Thanh Chương

Có lẽ, mít xanh là thứ quả gắn với tuổi thơ rong ruổi của rất nhiều người. Những quả mít non được hái xuống, rồi đem luộc, chấm với muối ớt, mặn chát, nghẹn trong cổ họng mà bao đứa trẻ vẫn khao khát và thích thú. Còn với người Thanh Chương xứ Nghệ, việc chế biến mít xanh thành món ăn như dưa muối lại là nghệ thuật vô cùng độc đáo. Món ăn làm từ mít xanh đó được gọi là nhút. Nhiều người còn coi nhút chính là một loại "kim chi" của xứ Nghệ này.


Nghe nói, nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Nguyên liệu để làm nhút chỉ gồm có mít xanh và muối trắng và cách làm tương tự như nhiều món dưa muối khác ở Việt Nam.
Để làm nhút, người ta lựa những quả mít xanh, loại ương ương càng ngon rồi gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa sau đó bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Muối được cho vào, trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng mít được cho vào vại sành khoả đều trên bề mặt, đặc một chiếc vỉ lên trên, chèn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày là dùng được.

Hàng ngày trong mỗi bữa cơm, người ta lấy ra bát nhút, hương vị chua chua giòn giòn, ăn thật thích thú. Nhút ăn với cơm rất hợp, chỉ cần chút nước mắm làm nước chấm là đủ.
Lươn Vinh
Lươn vốn là loại thủy sản nước ngọt có ở hầu hết đồng ruộng trên đất nước Việt Nam. Nhưng dưới bàn tay khéo léo cùng văn hóa ẩm thực đặc trưng của những người con xứ Nghệ, các món ngon từ lươn lần lượt ra đời và dần trở thành đặc sản, tinh hoa của mảnh đất này.
Để chế biến một món ăn ngon, khâu sơ chế lươn rất quan trọng. Người chế biến loại bỏ chất nhớt bằng nhiều kinh nghiệm khác nhau như dùng tro, giấm, nước sôi hoặc dùng một số lá có độ thô như lá tre để tuốt các chất nhờn trên da lươn. Tùy theo yêu cầu của món nấu mà có thể để nguyên con, rút xương hay cắt khúc. Khâu rút xương cũng có 2 phương pháp. Hoặc cắt khứa từ cổ rồi lạng dần xuống. Hoặc đặt thân lươn lên thớt, dùng chày gỗ dần lên, rồi lộn ngược bên trong, lạng bỏ phần xương.

Cháo lươn cũng là một đặc sản khó cưỡng.
Sau khi sơ chế xong, người ta chế biến lần lượt thành những món ăn mà món nào món nấy đều hút hồn thực khách đến nỗi phải quay lại quán biết bao nhiêu lần. Chẳng hạn như lươn om (om chuối, om lá ngải cứu, om rau ngổ, om lá lốt, om nồi đất...), cháo lươn, lươn nướng, súp lươn... Lươn nướng than hoa là một trong những món ăn được đặc biệt ưa chuông. Mùi thơm của lươn nướng bay tỏa trong không trung khiến chẳng ai có thể cầm lòng được.
Súp lươn cũng là món hấp dẫn không kém. Bát súp có lượng nước trong, ngọt, thơm, những miếng thịt lươn chín còn nguyên dạng, không nhũn nát, thấm vị và dậy lên hương đặc trưng của lươn quê. Hành lá, rau răm còn nguyên sắc xanh tươi thắm được cắt nhỏ, thả bồng bềnh trên mặt nước nóng hổi điểm nhẹ những giọt ớt đỏ. Hơi bay lên kéo theo mùi hương thơm, cay, nồng khiến chưa ăn miệng đã thấy thèm.
Tương Nam Đàn
Nếu như mảnh đất Hưng Yên nổi tiếng với thứ tương Bần thơm ngon, tinh khiết thì trên mảnh đất Nam Đàn xứ Nghệ, người ta cũng có quyền tự hào vì đã làm ra một loại tương hấp dẫn không kém.
Nguyên liệu chính để làm tương đều là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày nhu đậu nành, nếp hoặc ngô, muối và nước. Nếu vô tình hoặc cố ý cho thêm một thứ gì vào, chum tương sẽ bị hỏng. Để có được chum tương ngon, đòi hỏi ở người làm tương sự kỳ công, tỷ mẩn.
đặc sản, Nghệ An, cháo lươn, mực nháy, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn
Nếu có dịp qua mảnh đất này, bạn hãy mang về cho mình, người thân hoặc bạn bè một chút hương vị tương giản dị này nhé!
Tương Nam Đàn lại có đủ hai loại: Mặn và ngọt. Tương mặn dùng để ăn hàng ngày, còn tương ngọt làm vào những chĩnh nhỏ chủ yếu để đãi khách và làm quà biếu. Nghe nói, tương Nam Đàn được làm bằng thứ đỗ tương xuân hè trồng trên chính đất Nam Đàn và hưởng khí, đất đai hậu thuận lợi. Có lẽ, được sản sinh từ mảnh đất phù sa màu mỡ mà đã cho ra đời thứ đậu tương hảo hạng.
Thế mới hiểu vì sao, ở xứ Nghệ, người ta hay truyền tai nhau rằng, muốn ăn nhút Thanh Chương thì trước tiên phải tìm được tương Nam Đàn. Hai thứ ấy kết hợp với nhau thì bữa cơm dù đạm bạc đến mấy vẫn ngon đến vô cùng.

Trong một chai tương Nam Đàn có tới ba tầng khác nhau nếu nhìn từ ngoài vỏ. Tầng trên cùng là đậu hạt mới chỉ được dập vỡ làm đôi. Tầng giữa là nước tương có màu Hổ Phách, còn tầng dưới cùng là mốc tương có màu vàng thẫm. Nếu có dịp qua mảnh đất này, bạn hãy mang về cho mình, người thân hoặc bạn bè một chút hương vị tương giản dị này nhé!
Bánh mướt
Thoạt nhìn, bánh mướt có vẻ giống với bánh cuốn ngoài Bắc nhưng nó lại có hương vị thơm ngon rất riêng.
Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Bánh chỉ được làm bằng bột gạo tẻ - gạo được ngâm nước rất lâu sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh được làm vào những buổi sáng sớm tinh mơ. Người làm bánh phải thức dậy từ khi 2 - 3 giờ sáng để nổi nửa tráng bánh thì mới kịp bán cho khách.
Khi thưởng thức, chỉ cần chén nước mắm vắt chanh, đường vừa đủ, ớt cắt lát mỏng thế là có thể ăn đến no.
Bánh mướt nghệ an

Chính người dân nơi đây cũng chẳng rõ bánh mướt có từ khi nào, chỉ biết rằng món ăn dân dã mà ngon đến lạ thường này vẫn luôn được người ta yêu mến từ thủa bé cho đến lúc trưởng thành hay già đi.

Dẫu rằng chiếc bánh mướt theo thời gian đã được người ta cách điệu đi đôi phần như dùng máy để xay bột, dùng thịt heo, mộc nhĩ để làm thêm nhân... nhưng bánh mướt vẫn còn giữ được hồn quê dân dã đến kỳ lạ!
Bánh bèo Vinh
Nếu như bánh bèo Huế được làm từ bột gạo thì bánh bèo xứ Nghệ được làm từ bột lọc. Người ta phải nhào bột nhiều lần cho kỹ thì mới có thể có một mẻ bánh ngon. Để bánh trông đẹp hơn, người bán hàng thường nặn bánh cho giống cánh bèo.
đặc sản, Nghệ An, cháo lươn, mực nháy, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn
Những con tôm làm nhân bánh không cần to quá nhưng phải được làm sạch chân, râu rồi phi thơm cùng hành mỡ. Được biết, tôm xào càng kỹ thì càng ngấm gia vị và khi ăn thì mới thấy thơm, thấy bùi.
Đĩa bánh bèo thường phải cho thêm hành khô và một ít rau mùi thì mới hoàn chỉnh. Với những ai thích ăn cay thì có thể cho thêm tương ớt chưng. Bỏ miếng bánh bèo vào miệng sẽ thấy được vị dai dai của bột lọc, vị bùi bùi của tôm thịt, vị giòn giòn của hành khô. Món bánh bèo Vình mới chỉ xuất hiện cách đây hơn chục năm nhưng nó đã trở thành một món ăn ngon, nổi tiếng của mảnh đất này.

Mực nháy nướng Cửa Lò
Mực nháy nướng cửa lò
Món mực nháy nướng (“Mực nháy” có nơi còn gọi là mực nhảy, tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên) ở Cửa Lò từ lâu đã hấp dẫn du khách khi đến xứ biển. Mực ở đây tươi ngon, khi mới câu lên có màu trắng trong. Sau khi sơ chế, người ta cho những con mực tươi mới ấy lên bếp than hoa rực hồng rồi nướng. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã từng công bố 10 đặc sản hải sản Việt Nam trong hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần thứ 1/2012 trong đó có mực nháy.

Hãy cứ thử tưởng tượng, sau khi đắm mình trong làn nước biển xanh mát, bao la, tận hưởng những cơn gió mặn mòi của biển rồi nằm dài trên chiếc ghế ở một quán ven đường, hít hà mùi thơm của mực nướng, từ từ nhâm nhi những miếng mực giòn giòn chấm với gia vị, thậm chí chỉ cần tương ớt thôi đã là quá tuyệt. Cuộc sống dường như lắng lại để con người tận hưởng hết những tinh hoa của biển cả, chỉ có gió và sóng cứ ồn ào, xô mãi không thôi.
Ngoài ra, ở Nghệ An còn có nhiều món ăn ngon như mọc cua bể, ghẹ hấp me, cá giò bảy món, cháo nghêu (Cửa Lò), bánh ngào... Mỗi món ăn đều tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất này.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Theo nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, sở dĩ người miền Trung thường ăn cay là để chống lại cái lạnh và mưa dầm.
Nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà (Giám đốc Nhà hàng Cung đình Tịnh Gia Viên, đồng tác giả kỷ lục châu Á năm 2012 với chiếc bánh “Phượng Hoàng Vũ”) cho biết, ớt ở miền Trung có nhiều loại: Ớt chìa vôi, ớt chỉ thiên, ớt bom, ớt chuông, ớt mọi (màu tím), ớt cao sản, ớt chuồn chuồn, ớt xanh, ớt đỏ…
Mỗi loại ớt có mùi vị cay riêng nên cần chọn lựa thích hợp từng món. Chẳng hạn ăn nem lụi, bún bò, bắt buộc phải có ớt tương.
Ớt tương được chưng cũng lắm công phu. Trước hết phải chọn loại ớt không quá cay và bắt buộc phải có màu đỏ. Ớt đỏ được luộc qua, băm nhuyễn và chao qua dầu ăn, cho thêm chút tóp mỡ, ít đường. Có người cho thêm vào hỗn hợp này chút ít cà chua chín đỏ, ít nước. Tinh tế hơn nữa, có người cho thêm một chút tương bần khiến tương ớt có vị rất khác lạ. Món tương ớt khi hoàn thành vừa không quá cay nhưng đặc sánh, dẻo thơm ở miệng.
Theo nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, những món ngay như bún, phở… cần ăn kèm tương ớt để vị cay dễ tan. Hoặc như bún hến, nhiều người cho thêm ớt chưng hoặc ít tương ớt, khi trộn đều, món ăn và vị cay mới hòa quyện.
Vì sao nghệ an thích ăn cay

Còn khi kho cá, đặc biệt các loại cá đồng, bắt buộc phải cho ớt tươi hoặc ngon nhất là kho cùng vài quả ớt đã phơi hơi se vỏ. Càng kho lâu, miếng cá vừa có vị ngòn ngọt, mằn mặn và vị ớt thầm vào hơi cay cay nơi đầu lưỡi. Vậy nên, nói về quả ớt khi kho với cá, nhà thơ Văn Công Hùng đã từng viết: “Cái bùi, cái béo, cái ngon, cái ngọt, cái bổ, cái tươi, cái nhân nhụy, cái nồng nã của con cá như lặn hết vào quả ớt. Quả ớt căng ra, viên mãn và phủ phê, ngập cái tinh túy của nồi cá kho, nghiêng răng cắn một miếng, và một đũa cơm, thôi thì khổ sở bực bội ở đâu không biết, đến đây thì dừng lại cho cái hít hà giãn nở của khuôn mặt, của ánh mắt, của cái ánh hồng trên má và cả lấm tấm những giọt mồ hôi, vì cay, vì khoái”.

Ngoài ra, có một số món lại cần một quả ớt xanh cắn vào để vị cay nồng tan trên đầu lưỡi như: Mực xào, xanh chua. Theo kinh nghiệm của nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, có thể kể đến một số món ăn nhiều vị cay nhất ở miền Trung như: ếch xào xả ớt, gà xào xả ớt… Trong đó, ếch xào sả ớt bao gồm các gia vị cay cua sả, ớt, tỏi, hành, tiêu. Tinh tế hơn, có thể cho thêm vào món này đôi ba quả mắc khén khiến món ăn có thêm vị cay nồng như hương hồi hoặc quế…


Lý giải về việc tại sao dải đất miền Trung thường ăn rất cay, nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà cho rằng, nói một cách đơn giản, sở dĩ người miền Trung thường ăn cay là để chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương thức thích nghi với cuộc sống. Tuy nhiên, về sâu xa, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Huế đặt giả thiết rất có lý: “Theo chân chúa Nguyễn Hoàng, tổ tiên người Huế đã di cư vào đất Thuận Hóa. Sống chung với người Chăm nên họ cũng đã bắt chước một số tập tục về ẩm thực của người Chăm. Một trong những tập tục đó là “ăn ớt”. Sống trong môi trường thiên nhiên đầy “lam sơn chướng khí”, trái ớt cay đã giúp cho họ chống chọi được với thiên nhiên, chống chọi được với lạnh và chống chọi được với các thứ độc hại đầy dẫy trong môi trường mới”.

Nhiều người kể lại, có những năm mất mùa, nhiều người nghèo miền Trung còn “ăn ớt thay cơm”. Họ đem cả rá ớt ra kho mặn với muối ruốc rồi đem “trách ớt” ra ăn dần mỗi ngày. Hầu như nhà nào cũng có hũ ớt quả ngâm muối để ăn với cơm trong những ngày mưa dầm. Vậy nên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết rất tinh tế: “Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi”. Thực ra, ăn ớt còn là để đánh lừa vị giác, để quên đi sự đạm bạc khi thiếu thốn.
Ngoài những lý do giải thích trên, nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà còn cho rằng, người miền Trung có nhiều thức ăn gắn liền với mắm: Mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá rò, mắm tôm chua, mắm tép, mắm dưa đèo, mắm cá cơm… Các loại mắm nếu không có ớt thì sẽ rất tanh. Vì vậy, ớt được cho vào các món mắm để bớt tanh và khi ăn có cảm giác thêm phần thú vị. Dần dần, văn hóa ớt trở nên rất quan trọng trong nấu nướng của người vùng này. Nhất là khi phần lớn các món ăn miền Trung thường có nêm tí mắm cho đậm đà nên ớt lại càng cần thiết. Chẳng hạn, muốn nấu canh chua, phải cho tí ớt màu vào “để bát canh có màu sắc đẹp mắt hơn, nếu không sẽ “trắng dã” như ma trôi. Ớt bột phải làm từ loại ớt phơi khô được nắng và tự giã bằng tay.
Nhận xét về việc tại sao người miền Trung rất hay ăn cay, nữ sĩ gốc Huế - Thái Thị Kim Lan (Trường ĐH Lugwig – Maximilian, Đức) cho rằng, nói người miền Trung ăn cay chỉ là một huyền thoại. Thực ra, ớt là gia vị để tô điểm thêm cho món ăn mà thôi. Tuy vậy, cái “huyền thoại” ấy vẫn khiến nhiều người ngại ngần khi nếm thử thức ăn miền Trung. Thế nhưng như một sự tự nhiên, cay đấy mà nhiều người vẫn cứ xì xụp thưởng thức để nhớ cái hương vị cay tê nơi đầu lưỡi. Để đến khi đi xa, họ lại nói với nhau: “Không ăn cay, còn đâu là đặc sản miền Trung”

Vì sao người miền Trung thích ăn cay?

Unknown   at  00:14  No comments

Theo nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, sở dĩ người miền Trung thường ăn cay là để chống lại cái lạnh và mưa dầm.
Nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà (Giám đốc Nhà hàng Cung đình Tịnh Gia Viên, đồng tác giả kỷ lục châu Á năm 2012 với chiếc bánh “Phượng Hoàng Vũ”) cho biết, ớt ở miền Trung có nhiều loại: Ớt chìa vôi, ớt chỉ thiên, ớt bom, ớt chuông, ớt mọi (màu tím), ớt cao sản, ớt chuồn chuồn, ớt xanh, ớt đỏ…
Mỗi loại ớt có mùi vị cay riêng nên cần chọn lựa thích hợp từng món. Chẳng hạn ăn nem lụi, bún bò, bắt buộc phải có ớt tương.
Ớt tương được chưng cũng lắm công phu. Trước hết phải chọn loại ớt không quá cay và bắt buộc phải có màu đỏ. Ớt đỏ được luộc qua, băm nhuyễn và chao qua dầu ăn, cho thêm chút tóp mỡ, ít đường. Có người cho thêm vào hỗn hợp này chút ít cà chua chín đỏ, ít nước. Tinh tế hơn nữa, có người cho thêm một chút tương bần khiến tương ớt có vị rất khác lạ. Món tương ớt khi hoàn thành vừa không quá cay nhưng đặc sánh, dẻo thơm ở miệng.
Theo nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, những món ngay như bún, phở… cần ăn kèm tương ớt để vị cay dễ tan. Hoặc như bún hến, nhiều người cho thêm ớt chưng hoặc ít tương ớt, khi trộn đều, món ăn và vị cay mới hòa quyện.
Vì sao nghệ an thích ăn cay

Còn khi kho cá, đặc biệt các loại cá đồng, bắt buộc phải cho ớt tươi hoặc ngon nhất là kho cùng vài quả ớt đã phơi hơi se vỏ. Càng kho lâu, miếng cá vừa có vị ngòn ngọt, mằn mặn và vị ớt thầm vào hơi cay cay nơi đầu lưỡi. Vậy nên, nói về quả ớt khi kho với cá, nhà thơ Văn Công Hùng đã từng viết: “Cái bùi, cái béo, cái ngon, cái ngọt, cái bổ, cái tươi, cái nhân nhụy, cái nồng nã của con cá như lặn hết vào quả ớt. Quả ớt căng ra, viên mãn và phủ phê, ngập cái tinh túy của nồi cá kho, nghiêng răng cắn một miếng, và một đũa cơm, thôi thì khổ sở bực bội ở đâu không biết, đến đây thì dừng lại cho cái hít hà giãn nở của khuôn mặt, của ánh mắt, của cái ánh hồng trên má và cả lấm tấm những giọt mồ hôi, vì cay, vì khoái”.

Ngoài ra, có một số món lại cần một quả ớt xanh cắn vào để vị cay nồng tan trên đầu lưỡi như: Mực xào, xanh chua. Theo kinh nghiệm của nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà, có thể kể đến một số món ăn nhiều vị cay nhất ở miền Trung như: ếch xào xả ớt, gà xào xả ớt… Trong đó, ếch xào sả ớt bao gồm các gia vị cay cua sả, ớt, tỏi, hành, tiêu. Tinh tế hơn, có thể cho thêm vào món này đôi ba quả mắc khén khiến món ăn có thêm vị cay nồng như hương hồi hoặc quế…


Lý giải về việc tại sao dải đất miền Trung thường ăn rất cay, nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà cho rằng, nói một cách đơn giản, sở dĩ người miền Trung thường ăn cay là để chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương thức thích nghi với cuộc sống. Tuy nhiên, về sâu xa, một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Huế đặt giả thiết rất có lý: “Theo chân chúa Nguyễn Hoàng, tổ tiên người Huế đã di cư vào đất Thuận Hóa. Sống chung với người Chăm nên họ cũng đã bắt chước một số tập tục về ẩm thực của người Chăm. Một trong những tập tục đó là “ăn ớt”. Sống trong môi trường thiên nhiên đầy “lam sơn chướng khí”, trái ớt cay đã giúp cho họ chống chọi được với thiên nhiên, chống chọi được với lạnh và chống chọi được với các thứ độc hại đầy dẫy trong môi trường mới”.

Nhiều người kể lại, có những năm mất mùa, nhiều người nghèo miền Trung còn “ăn ớt thay cơm”. Họ đem cả rá ớt ra kho mặn với muối ruốc rồi đem “trách ớt” ra ăn dần mỗi ngày. Hầu như nhà nào cũng có hũ ớt quả ngâm muối để ăn với cơm trong những ngày mưa dầm. Vậy nên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết rất tinh tế: “Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi”. Thực ra, ăn ớt còn là để đánh lừa vị giác, để quên đi sự đạm bạc khi thiếu thốn.
Ngoài những lý do giải thích trên, nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà còn cho rằng, người miền Trung có nhiều thức ăn gắn liền với mắm: Mắm nêm, mắm ruốc, mắm cá rò, mắm tôm chua, mắm tép, mắm dưa đèo, mắm cá cơm… Các loại mắm nếu không có ớt thì sẽ rất tanh. Vì vậy, ớt được cho vào các món mắm để bớt tanh và khi ăn có cảm giác thêm phần thú vị. Dần dần, văn hóa ớt trở nên rất quan trọng trong nấu nướng của người vùng này. Nhất là khi phần lớn các món ăn miền Trung thường có nêm tí mắm cho đậm đà nên ớt lại càng cần thiết. Chẳng hạn, muốn nấu canh chua, phải cho tí ớt màu vào “để bát canh có màu sắc đẹp mắt hơn, nếu không sẽ “trắng dã” như ma trôi. Ớt bột phải làm từ loại ớt phơi khô được nắng và tự giã bằng tay.
Nhận xét về việc tại sao người miền Trung rất hay ăn cay, nữ sĩ gốc Huế - Thái Thị Kim Lan (Trường ĐH Lugwig – Maximilian, Đức) cho rằng, nói người miền Trung ăn cay chỉ là một huyền thoại. Thực ra, ớt là gia vị để tô điểm thêm cho món ăn mà thôi. Tuy vậy, cái “huyền thoại” ấy vẫn khiến nhiều người ngại ngần khi nếm thử thức ăn miền Trung. Thế nhưng như một sự tự nhiên, cay đấy mà nhiều người vẫn cứ xì xụp thưởng thức để nhớ cái hương vị cay tê nơi đầu lưỡi. Để đến khi đi xa, họ lại nói với nhau: “Không ăn cay, còn đâu là đặc sản miền Trung”
Continue Reading→

0 nhận xét:

Discussion

Võ ngọc. Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Blogger templates. Proudly Powered by Blogger.