Du lịch Nghệ An

Tổng quan du lịch Nghệ An

Cẩm nang du lịch Nghệ An

du lich nghe an - Tổng quan du lịch nghệ an tháng 6 2015 « Nghệ An
All Stories

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Cùng về Yên Thành Nghệ An để thưởng thức món thịt chuột có một không hai 
Thịt chuột không chỉ là một món ăn bình thường nữa mà ngày nay nó là một món ăn đặc sản đã được nhiều người công nhận. Thịt chuột là một món ăn ngon mùi vị hấp dẫn. Là một món ăn khoái khẩu cho các cuộc nhậu
Cùng về Yên Thành Nghệ An để thưởng thức món thịt chuột có một không hai 

Đi dọc theo những con đường làng của 1 vùng quê được xem là vựa lúa của tỉnh Nghệ An_huyện Yên Thành, thỉnh thoảng người  ta sẽ thấy một số nhóm bọn trẻ con đang hì hục đào xới trên những bờ ruộng xanh mơn mởn.Quả thật vị khách nào mới ghé thăm vùng quê này lần đầu thì chắc phải tò mò lắm nhỉ, nhưng với người dân nơi đây thì không còn lạ lẫm gì nữa. Bọn trẻ đang đào tìm chuột đồng đấy. Vâng, món thịt chuột được xem là đặc sản của quê lúa Yên Thành chúng tôi mà.

Các bạn ạ, thịt chuột được xem là món ăn dân giã, đầy hấp dẫn, được xếp vào đặc sản thịt miệt đồng. Hằng năm, từ tháng 10 đến lúc tháng 3 âm lịch sang năm là mùa chuột đồng kiếm ăn nên con nào cũng múp míp, tròn trĩnh. Đây chính là lúc người dân cùng nhau đi săn chuôt đồng đấy.Chạng vạng tối cũng là thời điểm mọi người chuẩn bị đi “săn”. Thường thì họ dắt theo một con chó to cùng cơ man nào là: cuốc, xẻng,gậy,..  “Đi săn chuột là phải đi chân đất. Cái giống chuột này nó tinh lắm. Tiếng dép loẹt quẹt là nó chạy ngay”.Câu nói đó là kinh nghiệm của một trong những chuyên gia đi “săn” chuột làng tôi đó.


Người ta bảo có 36 món thịt chuột hấp dẫn cơ, nhưng với vùng quê Yên Thành chúng tôi thì món chuột nướng là phổ biến và thơm ngon nhất.Sau khi làm sạch chuột, người ta phủ rơm lên, cời than và cắt đầu, lột da, bóc bỏ bộ lòng (chỉ chừa gan). Móc bỏ bộ phận bài tiết và hạch ở bẹn của hai đùi sau và rửa sạch (phải làm thật kỹ, nếu không thịt sẽ khai và hôi mùi chuột). Dùng tre hoặc trúc chẻ thành que làm gắp nướng. Dưới sức nóng của than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo. Tiếp đó mang băm nhuyễn xoài xanh trộn với nước mắm nhĩ loại ngon, thêm một chút ớt đỏ thật cay để làm nước chấm.
thit-chuot
Thịt chuột được làm sạch
thit-chuot
Sau đó nó được đem đi thui vàng bằng rơm
Dưới đây là một số món ăn ngon từ thịt chuột
thit-chuot
Thịt chuột tẩm gia vị nướng
thit-chuot
Thịt chuột xào hành
thit-chuot
Thịt chuột nấu giả cầy

Cái danh xưng “Yên Thành thịt chuột” ban đầu nghe khó lọt tai, nhưng về sau càng thấy tự hào vì quê mình có món ngon nổi tiếng, được lên ti vi, khắp các báo lớn, báo nhỏ đưa tin, viết bài rầm rộ. Và giờ thì “Yên Thành thịt chuột” đã thành câu cửa miệng của người dân xứ Nghệ khi nhắc đến huyện lúa. Nói “Yên Thành thịt chuột” là nói chung cho cả huyện, chứ trên thực tế, nhiều xã chỉ là hưởng xái cái tên gọi ấy mà thôi. Bắt chuột có nghề phải về những vùng quê như Đức Thành, Mã Thành, Phú Thành… Như làng Thọ Bằng – Đức Thành, săn chuột đã trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Nói như vậy để thấy rằng, có được món ngon cũng phải có nghề, có mẹo chứ không phải ai cũng làm được. Có người chỉ đi săn chuột một buổi đã bắt được năm, bảy chục con, có người rong ruổi cả ngày chỉ bắt được vài ba con lèo tèo.

Thịt chuột Yên Thành - Đặc sản yên thành

Unknown   at  06:23  No comments

Cùng về Yên Thành Nghệ An để thưởng thức món thịt chuột có một không hai 
Thịt chuột không chỉ là một món ăn bình thường nữa mà ngày nay nó là một món ăn đặc sản đã được nhiều người công nhận. Thịt chuột là một món ăn ngon mùi vị hấp dẫn. Là một món ăn khoái khẩu cho các cuộc nhậu
Cùng về Yên Thành Nghệ An để thưởng thức món thịt chuột có một không hai 

Đi dọc theo những con đường làng của 1 vùng quê được xem là vựa lúa của tỉnh Nghệ An_huyện Yên Thành, thỉnh thoảng người  ta sẽ thấy một số nhóm bọn trẻ con đang hì hục đào xới trên những bờ ruộng xanh mơn mởn.Quả thật vị khách nào mới ghé thăm vùng quê này lần đầu thì chắc phải tò mò lắm nhỉ, nhưng với người dân nơi đây thì không còn lạ lẫm gì nữa. Bọn trẻ đang đào tìm chuột đồng đấy. Vâng, món thịt chuột được xem là đặc sản của quê lúa Yên Thành chúng tôi mà.

Các bạn ạ, thịt chuột được xem là món ăn dân giã, đầy hấp dẫn, được xếp vào đặc sản thịt miệt đồng. Hằng năm, từ tháng 10 đến lúc tháng 3 âm lịch sang năm là mùa chuột đồng kiếm ăn nên con nào cũng múp míp, tròn trĩnh. Đây chính là lúc người dân cùng nhau đi săn chuôt đồng đấy.Chạng vạng tối cũng là thời điểm mọi người chuẩn bị đi “săn”. Thường thì họ dắt theo một con chó to cùng cơ man nào là: cuốc, xẻng,gậy,..  “Đi săn chuột là phải đi chân đất. Cái giống chuột này nó tinh lắm. Tiếng dép loẹt quẹt là nó chạy ngay”.Câu nói đó là kinh nghiệm của một trong những chuyên gia đi “săn” chuột làng tôi đó.


Người ta bảo có 36 món thịt chuột hấp dẫn cơ, nhưng với vùng quê Yên Thành chúng tôi thì món chuột nướng là phổ biến và thơm ngon nhất.Sau khi làm sạch chuột, người ta phủ rơm lên, cời than và cắt đầu, lột da, bóc bỏ bộ lòng (chỉ chừa gan). Móc bỏ bộ phận bài tiết và hạch ở bẹn của hai đùi sau và rửa sạch (phải làm thật kỹ, nếu không thịt sẽ khai và hôi mùi chuột). Dùng tre hoặc trúc chẻ thành que làm gắp nướng. Dưới sức nóng của than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo. Tiếp đó mang băm nhuyễn xoài xanh trộn với nước mắm nhĩ loại ngon, thêm một chút ớt đỏ thật cay để làm nước chấm.
thit-chuot
Thịt chuột được làm sạch
thit-chuot
Sau đó nó được đem đi thui vàng bằng rơm
Dưới đây là một số món ăn ngon từ thịt chuột
thit-chuot
Thịt chuột tẩm gia vị nướng
thit-chuot
Thịt chuột xào hành
thit-chuot
Thịt chuột nấu giả cầy

Cái danh xưng “Yên Thành thịt chuột” ban đầu nghe khó lọt tai, nhưng về sau càng thấy tự hào vì quê mình có món ngon nổi tiếng, được lên ti vi, khắp các báo lớn, báo nhỏ đưa tin, viết bài rầm rộ. Và giờ thì “Yên Thành thịt chuột” đã thành câu cửa miệng của người dân xứ Nghệ khi nhắc đến huyện lúa. Nói “Yên Thành thịt chuột” là nói chung cho cả huyện, chứ trên thực tế, nhiều xã chỉ là hưởng xái cái tên gọi ấy mà thôi. Bắt chuột có nghề phải về những vùng quê như Đức Thành, Mã Thành, Phú Thành… Như làng Thọ Bằng – Đức Thành, săn chuột đã trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Nói như vậy để thấy rằng, có được món ngon cũng phải có nghề, có mẹo chứ không phải ai cũng làm được. Có người chỉ đi săn chuột một buổi đã bắt được năm, bảy chục con, có người rong ruổi cả ngày chỉ bắt được vài ba con lèo tèo.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Cà pháo từ xưa vốn được coi là một món ăn chính của người nông dân xứ Nghệ. Cà pháo ngon nhất, đúng hương vị nhất phải kể đến cà pháo của đất Nghi Lộc, Nghệ An. Khác với loại cà pháo muối xổi ở thành phố, cà xứ Nghệ thường được muối trong vại lớn trước đó dùng làm nước mắm, cà muối hàng tháng sau mới lấy ra ăn.Từ trước tới nay có nhiều người cho rằng cà là một món ăn "chủ lực" của nông dân lao động. Nếu bà con có dịp về xứ Nghệ vào dạo cuối xuân, đầu hè, nhìn vào bữa cơm gia đình nào cũng thấy món cà pháo
Cà muối là món ăn dân gian quen thuộc của người đô thị mà cũng không thể thiếu mặt trên mâm cơm mọi miền quê xứ Bắc và cả miền Trung. Có thể nói đâu đâu cũng có cà muối dùng trong bữa ăn thanh đạm hàng ngày thậm chí cả trong tiệc tùng, bữa án đặc sản cao cấp vì thiếu đĩa cà muối thì dù có đủ sơn hào hải vị đi chăng nữa, người ăn vẫn có cảm giác chưa ngon.

Món cà muối xứ nghệ 

Món cà muối ăn vừa ngon vừa rẻ lại dễ làm, nhưng Nghệ An có cách muối cà riêng biệt khác lạ bởi vậy mà cà được người dân ở đây muối ăn quanh năm. Cà có nhiều loại nhưng ngon nhất là giống cà cốm chỉ to bằng viên bi muối ăn giòn tan, vị chua đậm. Cũng có giống cà quả nhỉnh hơn một chút hình bầu dục, vỏ hơi dày nhưng cắn nổ đốp như pháo nên mới được gọi là cà pháo. Cả hai loại cà này ở Nghệ An nơi nào cũng sẵn nhưng phải là ở vùng Nghi Lộc mới là nơi có nhiều người trồng và cũng ngon hơn nơi khác.


Vào mùa hè, chỉ cần có bát nước rau muống luộc hay bát canh rau tập tàng và một đĩa cà muối chấm mắm tôm chanh là đủ cho một bữa ăn ngon. Nhìn những quả cà mới vớt khỏi vại còn trắng phau, chen chúc trong đĩa ai cũng thấy thèm và muốn được ăn. Hơn nữa người ăn sẽ thầm kín có cảm giác khoái chí khỉ bỏ quả cà tròn trĩnh vào miệng rồi cắn nổ đánh đốp nghe giòn tan, vừa nhai vừa thấy thấm vị mằn mặn chua chua, phảng phất mùi thơm của tỏi làm cho ngon miệng suốt cả bữa ăn. Cà không chỉ được ăn vào mùa hè mà còn được ăn cả vào mùa đông thường là muối nén chứ không phải muối xổi nữa vì mùa cà đã hết. Cà ăn với cơm nguội hay với khoai lang luộc đã là ngon. Những củ khoai vừa chín tới được vớt trong nồi ra còn nóng bỏng vỏ nứt tung, ruột trắng đục ăn kèm với cà có cái ngon kỳ lạ giữa mềm và cứng lẫn lộn. Phải nói rằng rất thú vị là đằng khác, không những chỉ có vị mặn của cà, mùi thơm của tỏi mà còn lẩu cà vị ngọt của khoai nữa. Người khó tính không mấy khi ăn khoai nhưng khi được ăn với cà thì họ không chịu bỏ qua. Còn điều lạ nữa là vùng này người ta còn ăn cà với vừng rang chắc phải là ngon lắm, khẩu vị địa phương mà!
Chưa hết, trong các bữa ăn, cà đã được thay thế cho các đồ nhắm khác như mực khô cua bể nên cà đã trở thành người bạn đồng hành của rượu gạo, rượu nếp trong mỗi bữa ăn đồng quê.
Ngoài ra cà muối còn được tái chế thành món ăn khác như cà xào. Quả cà được cắt làm đôi, phi hành mỡ cho thơm, bỏ cà vào đảo đều, cho thêm một ít ớt tươi mộ nhúm lá chanh thái sợi. Món ăn này cũng được địa phương ưa chuộng.
Thi sĩ Tản Đà, xưa đã có thời kỳ sinh sống ở miền Trung, khi giã từ chốn cũ ông bồn chồn chẳng thiết nhớ ai mà chỉ nhớ độc có món cà muối nên đã để lại vần thơ:
"Hà tươi cửa bể Tua Ran(1)
Nhớ canh rau muống - nhớ cà dầm tương

Long Xuyên chén mắm, Nghệ An đĩa cà”
Nhà thơ Huy Cận cũng có đoạn gửi người bạn xứ Nghệ rằng: "Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn".
Cà muối tuy là món ăn ngon nhưng cũng dễ làm, vì vậy mà nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ai cũng biết muối cà. Tuy nhiên không phải ai muối cũng ngon mà còn phụ thuộc vào từng cách muối. Cách muối cà của người dân xứ Nghệ không giống với cách muối cà ở những nơi khác. Đó là khi cà đã được hái, họ chọn ra những quả nhỏ trắng đem phơi cho héo. Khi quả cà đã rút bớt nước trở thành mềm, rửa sạch để ráo rắc thêm ít muối xóc lên cho thật đều. Sau đó trút tất cả vào vại sành, dội nước sôi để nguội còn hơi ẩm lên trên gần ngập, giã thêm ít tỏi rắc vào. Cuối cùng lấy một cái dĩa hay vỉ nan tròn úp lên trên lấy một hòn đá nặng đè lên sao cho cà không nổi khỏi mặt nước. Cứ để nguyên như vậy trong một tuần là đã có thể lấy dần ra ăn. Càng để lâu càng ngon nhưng để quá cà bị chua gắt không ăn được nên người ta đã cho thật nhiều muối cà sẽ mặn chát quả bẹp dí không còn tròn trĩnh như cà muối xổi nữa bởi đã thành cà nén như kiểu cà bát quả rất to và cách ăn cũng thay đổi tuy cũng họ nhà cà với nhau. Cà bát chỉ được muối nén ăn quanh năm trở thành kho thúc ăn dã chiến ăn dài ngày, dự trữ phòng mưa bão khan hiếm rau xanh. Hầu hết trong các gia đình nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ngược lên các làng trung du kế cận giáp ranh miền xuôi, nhà nào cũng có một chum tương cũng với vại cà. Cà bát ngâm tương ăn cũng thấy ngon như là bữa cỗ. Chẳng thế mà có người nghiện cà. Xưa có một giai thoại khá lý thú về món cà muối. Thực vậy, cà muối không chỉ là một món ăn dân dã riêng người mình ưa thích mà cả Tây cũng phải mê. Người ta kể lại thời Pháp thuộc có một tên quan thực dân chắc là Rôbe Rôbớc gì đó nhưng dân mình gọi luôn nó là thằng Bớp. Hắn giữ chức Đồn trưởng đồn Can Lộc lấy vợ “An Nam” và chỉ thích ăn cơm ta, bỏ hắn cơm Tây. Vợ hắn đã luyện cho hắn tập ăn cả cà muối mỗi bữa đến nồi mắc nghiện cà Nghệ. Bữa nào không có cà muối là hắn mè nheo nhăn nhó bỏ không ăn cơm. Một lần đi hành hạt hắn sai lính vác bát vào làng xin cà. Có người thấy Tây biết ăn cà thì lấy làm lạ và có vẻ thương hại rồi mách bảo hắn thôi đừng ăn nữa vì vại cà nhà quê thường có dòi ăn độc. Hắn không nghe thản nhiên đáp lại: “Biết rồi không sao!”, chặc lưỡi nói thêm. “Có dòi là chuyện thường có gì lạ đâu?”. Mọi người cười ồ bỗng liên tưởng đến loại "Tây rau muống” không đủ tiền ăn thịt cá nên mới đòi ăn cà tới mức "nghiện" nặng như vậy.

Thế mới biết món ăn truyền thống dân tộc của người mình quả là có giá trị, nó lôi cuốn và thuyết phục mạnh mẽ bất cứ lớp người nào kể cả người nước ngoài bởi cà muối thuộc hàng khẩu vị siêu cấp từ lâu đời rồi. Những ai xa quê, đôi khi nhớ da diết một bữa canh cua đồng ăn với cà muối. Ấy là lúc tình yêu xứ Nghệ trỗi dậy khiến ta xao xuyến bồn chồn.

Cà muối (cà pháo) xứ Nghệ - nét đặc trưng của ẩm thực Nghệ An

Unknown   at  20:08  No comments

Cà pháo từ xưa vốn được coi là một món ăn chính của người nông dân xứ Nghệ. Cà pháo ngon nhất, đúng hương vị nhất phải kể đến cà pháo của đất Nghi Lộc, Nghệ An. Khác với loại cà pháo muối xổi ở thành phố, cà xứ Nghệ thường được muối trong vại lớn trước đó dùng làm nước mắm, cà muối hàng tháng sau mới lấy ra ăn.Từ trước tới nay có nhiều người cho rằng cà là một món ăn "chủ lực" của nông dân lao động. Nếu bà con có dịp về xứ Nghệ vào dạo cuối xuân, đầu hè, nhìn vào bữa cơm gia đình nào cũng thấy món cà pháo
Cà muối là món ăn dân gian quen thuộc của người đô thị mà cũng không thể thiếu mặt trên mâm cơm mọi miền quê xứ Bắc và cả miền Trung. Có thể nói đâu đâu cũng có cà muối dùng trong bữa ăn thanh đạm hàng ngày thậm chí cả trong tiệc tùng, bữa án đặc sản cao cấp vì thiếu đĩa cà muối thì dù có đủ sơn hào hải vị đi chăng nữa, người ăn vẫn có cảm giác chưa ngon.

Món cà muối xứ nghệ 

Món cà muối ăn vừa ngon vừa rẻ lại dễ làm, nhưng Nghệ An có cách muối cà riêng biệt khác lạ bởi vậy mà cà được người dân ở đây muối ăn quanh năm. Cà có nhiều loại nhưng ngon nhất là giống cà cốm chỉ to bằng viên bi muối ăn giòn tan, vị chua đậm. Cũng có giống cà quả nhỉnh hơn một chút hình bầu dục, vỏ hơi dày nhưng cắn nổ đốp như pháo nên mới được gọi là cà pháo. Cả hai loại cà này ở Nghệ An nơi nào cũng sẵn nhưng phải là ở vùng Nghi Lộc mới là nơi có nhiều người trồng và cũng ngon hơn nơi khác.


Vào mùa hè, chỉ cần có bát nước rau muống luộc hay bát canh rau tập tàng và một đĩa cà muối chấm mắm tôm chanh là đủ cho một bữa ăn ngon. Nhìn những quả cà mới vớt khỏi vại còn trắng phau, chen chúc trong đĩa ai cũng thấy thèm và muốn được ăn. Hơn nữa người ăn sẽ thầm kín có cảm giác khoái chí khỉ bỏ quả cà tròn trĩnh vào miệng rồi cắn nổ đánh đốp nghe giòn tan, vừa nhai vừa thấy thấm vị mằn mặn chua chua, phảng phất mùi thơm của tỏi làm cho ngon miệng suốt cả bữa ăn. Cà không chỉ được ăn vào mùa hè mà còn được ăn cả vào mùa đông thường là muối nén chứ không phải muối xổi nữa vì mùa cà đã hết. Cà ăn với cơm nguội hay với khoai lang luộc đã là ngon. Những củ khoai vừa chín tới được vớt trong nồi ra còn nóng bỏng vỏ nứt tung, ruột trắng đục ăn kèm với cà có cái ngon kỳ lạ giữa mềm và cứng lẫn lộn. Phải nói rằng rất thú vị là đằng khác, không những chỉ có vị mặn của cà, mùi thơm của tỏi mà còn lẩu cà vị ngọt của khoai nữa. Người khó tính không mấy khi ăn khoai nhưng khi được ăn với cà thì họ không chịu bỏ qua. Còn điều lạ nữa là vùng này người ta còn ăn cà với vừng rang chắc phải là ngon lắm, khẩu vị địa phương mà!
Chưa hết, trong các bữa ăn, cà đã được thay thế cho các đồ nhắm khác như mực khô cua bể nên cà đã trở thành người bạn đồng hành của rượu gạo, rượu nếp trong mỗi bữa ăn đồng quê.
Ngoài ra cà muối còn được tái chế thành món ăn khác như cà xào. Quả cà được cắt làm đôi, phi hành mỡ cho thơm, bỏ cà vào đảo đều, cho thêm một ít ớt tươi mộ nhúm lá chanh thái sợi. Món ăn này cũng được địa phương ưa chuộng.
Thi sĩ Tản Đà, xưa đã có thời kỳ sinh sống ở miền Trung, khi giã từ chốn cũ ông bồn chồn chẳng thiết nhớ ai mà chỉ nhớ độc có món cà muối nên đã để lại vần thơ:
"Hà tươi cửa bể Tua Ran(1)
Nhớ canh rau muống - nhớ cà dầm tương

Long Xuyên chén mắm, Nghệ An đĩa cà”
Nhà thơ Huy Cận cũng có đoạn gửi người bạn xứ Nghệ rằng: "Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn".
Cà muối tuy là món ăn ngon nhưng cũng dễ làm, vì vậy mà nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ai cũng biết muối cà. Tuy nhiên không phải ai muối cũng ngon mà còn phụ thuộc vào từng cách muối. Cách muối cà của người dân xứ Nghệ không giống với cách muối cà ở những nơi khác. Đó là khi cà đã được hái, họ chọn ra những quả nhỏ trắng đem phơi cho héo. Khi quả cà đã rút bớt nước trở thành mềm, rửa sạch để ráo rắc thêm ít muối xóc lên cho thật đều. Sau đó trút tất cả vào vại sành, dội nước sôi để nguội còn hơi ẩm lên trên gần ngập, giã thêm ít tỏi rắc vào. Cuối cùng lấy một cái dĩa hay vỉ nan tròn úp lên trên lấy một hòn đá nặng đè lên sao cho cà không nổi khỏi mặt nước. Cứ để nguyên như vậy trong một tuần là đã có thể lấy dần ra ăn. Càng để lâu càng ngon nhưng để quá cà bị chua gắt không ăn được nên người ta đã cho thật nhiều muối cà sẽ mặn chát quả bẹp dí không còn tròn trĩnh như cà muối xổi nữa bởi đã thành cà nén như kiểu cà bát quả rất to và cách ăn cũng thay đổi tuy cũng họ nhà cà với nhau. Cà bát chỉ được muối nén ăn quanh năm trở thành kho thúc ăn dã chiến ăn dài ngày, dự trữ phòng mưa bão khan hiếm rau xanh. Hầu hết trong các gia đình nông dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ngược lên các làng trung du kế cận giáp ranh miền xuôi, nhà nào cũng có một chum tương cũng với vại cà. Cà bát ngâm tương ăn cũng thấy ngon như là bữa cỗ. Chẳng thế mà có người nghiện cà. Xưa có một giai thoại khá lý thú về món cà muối. Thực vậy, cà muối không chỉ là một món ăn dân dã riêng người mình ưa thích mà cả Tây cũng phải mê. Người ta kể lại thời Pháp thuộc có một tên quan thực dân chắc là Rôbe Rôbớc gì đó nhưng dân mình gọi luôn nó là thằng Bớp. Hắn giữ chức Đồn trưởng đồn Can Lộc lấy vợ “An Nam” và chỉ thích ăn cơm ta, bỏ hắn cơm Tây. Vợ hắn đã luyện cho hắn tập ăn cả cà muối mỗi bữa đến nồi mắc nghiện cà Nghệ. Bữa nào không có cà muối là hắn mè nheo nhăn nhó bỏ không ăn cơm. Một lần đi hành hạt hắn sai lính vác bát vào làng xin cà. Có người thấy Tây biết ăn cà thì lấy làm lạ và có vẻ thương hại rồi mách bảo hắn thôi đừng ăn nữa vì vại cà nhà quê thường có dòi ăn độc. Hắn không nghe thản nhiên đáp lại: “Biết rồi không sao!”, chặc lưỡi nói thêm. “Có dòi là chuyện thường có gì lạ đâu?”. Mọi người cười ồ bỗng liên tưởng đến loại "Tây rau muống” không đủ tiền ăn thịt cá nên mới đòi ăn cà tới mức "nghiện" nặng như vậy.

Thế mới biết món ăn truyền thống dân tộc của người mình quả là có giá trị, nó lôi cuốn và thuyết phục mạnh mẽ bất cứ lớp người nào kể cả người nước ngoài bởi cà muối thuộc hàng khẩu vị siêu cấp từ lâu đời rồi. Những ai xa quê, đôi khi nhớ da diết một bữa canh cua đồng ăn với cà muối. Ấy là lúc tình yêu xứ Nghệ trỗi dậy khiến ta xao xuyến bồn chồn.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Đền Bạch Mã (còn gọi là Đền Nhà Quan) hiện nay nằm ở phía Bắc xóm 2 làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Bạch Mã là tên gọi được nhân dân truyền ngôn từ xưa đến nay. Tại khu vực đền, trước đây về đêm thường xuất hiện hình ảnh con ngựa trắng vì vậy từ khi đền được xây dựng người ta thường gọi là Đền Bạch Mã.

Đền Bạch Mã cách trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 60km về phía Bắc, cách huyện lỵ Yên Thành 12km về phía Tây Nam. Du khách đi bằng phương tiện đường bộ có thể xuất phát từ thành phố Vinh theo Quốc lộ 1A (tuyến Vinh – Hà Nội) đến huyện Diễn Châu rẽ trái theo Quốc lộ 7A đi về phía Tây đến ngã tư xã Công Thành nơi giao nhau giữa Quốc lộ 7A và đường tỉnh lộ 538), rẽ phải đi 2km đến cổng làng Liên Trì, rẽ trái đi tiếp 250km là đến di tích. Xuất phát từ Hà Nội, du khách đi theo Quốc lộ 1A (tuyến Hà Nội – Vinh) đến ngã tư thị trấn Diễn Châu rồi đi theo chỉ dẫn trên.


Căn cứ vào truyền ngôn của người dân địa phương qua hang trăm nămăycn cứ vào long ngai, bài vị, hệ thống bài trí tượng pháp và câu đối, đại tự hiện nay tại đền Bạch Mã thì các nhân vật được thờ chính ở đây gồm: Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Trinh Minh Hoàng Thái Hậu (Lê Thị Phất Ngân), Uy Minh Vương (Lý Nhật Quang). Ngoài ra, năm 2011 nhân dân địa phương phối thờ thêm tại nhà bái đường: Cung giữa thờ Phật, cung phía Tây thờ các anh hung liệt sỹ con em xã Liên Thành, cung phía Đông thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Các sử liệu đều khẳng định từ năm 1041-1044 Hành doanh của Tri Châu Nghệ An được xây dựng tại trại Bà Hòa, công cuộc xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trong thời gian này đang ưu tiên cho địa bàn vùng Nam Thanh Bắc Nghệ. Từ sau năm 1045, công cuộc mở mang khai thác vùng đất Đông Thành (vựa lúa lớn nhất xứ Nghệ) mới được đẩy mạnh. Trong quá trình khai thác đồng ruộng, xây dựng các làng bản tại các địa danh: Kẻ Vẹo, Kẻ Rộc, Kẻ Duội và hai bờ sông Chèn (các địa danh cổ trên đều thuộc huyện Yên Thành ngày nay). Tri châu Uy Minh Vương cho xây dựng đền Bạch Mã để thờ thân phụ, thân mẫu của người, tiện cho việc hương khói tri ân, khi đường đi ra kinh đô Thăng Long hay về thôn Cổ Pháp còn ngàn trùng xa cách. Đó là nguyên nhân ra đời của đền Bạch Mã, cũng là cơ may để hậu thế,những người con quê lúa Yên Thành có được một ngôi đền duy nhất ở Xứ Nghệ thờ đức vua Lý Thái Tổ.

Làng Liên Trì nói riêng, Liên Thành và tổng Vân Tụ nói chung là địa phương có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đền Bạch Mã lại ở vào một vị trí hết sức thuận lợi, phía sau đền đến trước năm 1965 vẫn là rừng rậm, phía Tây và phía Bắc là dòng sông Chèn uốn lượn, cạnh đền có đình và ngôi chùa làng. Từ làng Liên Trì nói riêng, tổng Vân Tụ nói chung có nhiều con đường lui, đường tiến đến các địa bàn trong tỉnh như: Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thành Chương… Với vị thế công, thủ thuận lợi, vì thế đền Bạch Mã cũng nhue các di tích đình Liên Trì, Nhà thờ họ Nguyễn Bá, chùa Kim Liên… đều gắn bó với những sự kiện lịch sử tiêu biểu sau:
Trong phong trào Cần Vương kháng Pháp nổ ra năm 1885, Lãnh Ngợi cũng có tên gọi Đốc Ngợi (Tác Bảy) quê làng Đạo Lý, nay thuộc xã Lý Thành nằm sát phía tây xã Liên Thành, là một tướng lĩnh xuất sắc của Nguyễn Xuân Ôn đã sử dụng đình Liên Trì và đền Bach Mã làm nơi luyện tập, ăn nghỉ và cất dấu vũ khí của nghĩa quân…

Tháng 4/1930, đồng chí Võ Mai cùng đồng chí Võ Nguyên Hiến (người huyện Diễn Châu) và đồng chí Nguyễn Ứng (người xã Mỹ Thành) đã giả dạng thầy cúng lấy đền Bạch Mã làm địa điểm tuyên truyền, giác ngộ tinh thần yêu nước cho các đồng chí Nguyễn Xuân Hiên, Nguyễn Tâm Tiêu, Nguyễn Tâm Đệ, Nguyễn Bá Đàm, tạo nên những hạt nhân đầu tiên trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tại địa phương. Đầu năm 1931, Nguyễn Bá Đàm (người làng Liên Trì) được bầu làm Bí thư Liên Chi bộ, đền Bạch Mã trở thành nơi hội họp bí mật của các đảng viên ở địa phương thời kỳ 1930-1931.

“Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Liên Thành là địa phương có phong trào phát triển mạnh nhất, trở thành trung tâm của phong trào cách mạng ở vùng Tây Nam huyện Yên Thành, vì vậy đình Liên Trì, đền Bạch Mã càng trở thành nơi hội họp của các tổ chức như Nông hội đỏ, Tự vệ, Phụ nữ…”

Tháng 11 năm 1934, đồng chí Nguyễn Xuân Hiên ra khỏi nhà lao, được Ngô Tuân và Võ Nguyên Hiến giao nhiệm vụ khôi phục cơ sở đảng ở huyện Yên Thành. Đền Bạch Mã tiếp tục trở thành nơi hoạt động bí mật của Nguyền Xuân Hiên với Phan Vinh và các đồng chí trung kiên vốn là hội viên Nông hội đỏ thời kỳ xây dựng Xô Viết ở Liên Trì. Chỉ sau một thời gian ngắn, Chi bộ Tổng Vân Tụ gồm các đồng chí Nguyễn Xuân Hiên, Phan Vinh, Lê Điều, Lăng Lai, Lê Du… được thành lập.

Cuối tháng 12/1936, đồng chí Lê Đình Vỹ thay mặt Tỉnh uỷ Nghệ An ra Liên Trì triệu tập hội nghị thành lập ban chấp hành Đảng bộ huyện Lâm thời gồm 3 đồng chí: Phan Vinh (làng Liên Trì), Lê Tiệu (làng Ngọc Luật), Nguyễn Khương (làng Trụ Pháp) do đồng chí Phan Vinh làm Bí thư. Đền Bạch Mã bấy giờ được bố trí làm nơi ăn nghỉ cho các đại biểu tham dự hội nghị.

Tháng 1 đến tháng 8 năm 1941, khi cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ, Tỉnh uỷ chuyển về làng Liên Trì, đền Bạch Mã, đình Liên Trì thường được bố trí cho cán bộ Xứ uỷ như Trần Mạnh Quỳ, Trần Đình Trân, Ngô Xuân Hàm… và các đồng chí trong Chi bộ Liên Trì nhận trách nhiệm bảo vệ cơ quan và chuyển tài liệu đi các nơi. Khi các tài liệu chưa có điều kiện chuyển đi, hầu hết đều được cất dấu trong bụng hai con ngựa bạch, trong đồ tế khí ở đình Liên Trì… một phần khác được cất dấu ở đền Bạch Mã.

Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc (1965-1972), tỉnh lộ 538 đi qua làng Liên Trì trở thành đường chiến lược, đài quan sát bấy giờ đặt trên ngọn cây đa cổ thụ trong vườn đền.

Hàng năm, tại đền Bạch Mã có nhiều kỳ sinh hoạt văn hóa tâm linh, song lễ hội chính ở đền được nhân dân Liên Thành tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngày kỵ giỗ của đức vua Lý Thái Tổ.

Để tưởng nhớ công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và thân phụ, thân mẫu của Người, hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, nhân dận địa phương lại tổ chức lễ hội long trọng. Lễ hội đền Bạch Mã diễn ra các bước theo phong tục cổ truyền dân tộc, với các nội dung phong phú bao gồm cả phần lễ và phần hội.

Phần Lễ gồm Lễ khai quang tẩy uế, lễ yết cáo, lễ rước kiệu, lễ tế thần linh, lễ tạ… Còn phần Hội đựơc diễn ra tại các điểm vui chơi, từ sân đình đến sân đền và các khu đất trống trong làng với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: đấu vật, hát tuồng, đánh cờ thẻ, cờ người, đánh đu, bơi sông bắt vịt, chọi gà…

cổng  đền bạch mã được tạo thành bởi 2 cột trụ xây bằng gạch và vữa tam hợp,

Đền Bạc Mã thuộc phía Bắc làng Liên Trì. Đền quay mặt về hướng Nam, phía trước đền là khu dân cư, phía sau và 2 bên là đồng ruộng. Trước đây đền có kết cấu kiến trúc gồm 2 toà, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ Đinh. Năm 2010 mới làm thêm 2 nhà ở phía trước gồm nhà thư viện và nhà truyền thống, di tích nằm trên khu đất có diện tích 3375m2, được bảo vệ bởi hệ thống tường bao xung quanh. Từ ngoài vào trong, các công trình kiến trúc chính được bố trí như sau: Cổng đền, sân đền, Tắc môn, nhà Bái đường, nhà Hậu cung.

Cổng đền mặt hướng về chính Nam, kết cấu kiến trúc của cổng được tạo thành bởi 2 cột trụ xây bằng gạch và vữa tam hợp, gồm nhiều bộ phận nối liền nhau theo chiều thẳng đứng. Mặt trước và mặt bên phía trong 2 trụ cổng nhấn 2 câu đối chữ Hán có nội dung như sau:


                                        “Phong nguyệt thị vô biên, nguyện giang sơn khả hội
                                          Phúc tải hà cao cực, hữu vũ trụ dị lai”
         Nghĩa là:               “ Nơi trăng gió sáng soi, gốc sông núi đẹp đẽ
                                          Thật đáng là nơi gặp gỡ của các vị thần linh”
Câu đối mặt trong:  “Chiêu chiêu như ảnh như huy tước
                                          Hạo hạo kỳ thiên kỳ nhân uyên”
Nghĩa là:     “Sáng rực hình ảnh băng băng, công danh đức độ chiếu sáng khắp nơi
                                   Thật là muôn dân mừng rỡ, đúng ý trời sâu thấm tận chân trời.”

Sân đền là một khoảng đất rộng hình chữ nhật, nền lát gạch nung đỏ. Từ ngoài đi vào, cách cổng đền 2m là một Tắc môn hình cuốn thư có tác dụng ngăn chặn tà khí và tạo ra hai lối đi vào và đi ra đền. Mặt trước Tắc môn đắp nổi phù điêu hổ trong tư thế hạ sơn. Chính giữa hai cột trụ tả và hữu của Tắc môn nhấn chữ Hán: “Lẫm lẫm uy linh” (nơi này rất linh thiêng) để nhắc nhở nhân dân mỗi khi vào đền hành lễ. Phía trên tắc môn trang trí “lưỡng long chầu nguyệt” để làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Ngoài khu vực sân, trước đền là một hồ nước rộng, là nơi tụ thuỷ, góp phần làm tăng giá trịphong thuỷ và tạo cảnh quan môi trường. Phần đất còn lại xung quanh đền trông một số cây xanh tạo không gian thoáng mát và tăng tính thâm nghiêm, cổ kính cho di tích. Xung quanh di tích được bao bọc bởi hệ thống hàng rào xây gạch chỉ với vữa tam hợp…

Nhà Bái đường của đền được phục dựng theo kiến trúc thời Nguyễn gồm 3 gian, 2 hồi văn, khung nhà làm bằng gỗ lim, nền lát gạch đỏ, phía trước gian giữa là hệ thống cửa thượng song hạ bản, 2 gian còn lại thưng ván, 2 hồi phía Đông và phía Tây xây tường bao, phía sau gian giữa để thông với nhà Hậu cung… Nhìn chung kiến trúc nhà Bái đường được chạm trổ hoa văn khá công phu. Đặc biệt là hệ thống vì kèo được các nghệ nhân chạm trổ với nhiều đề tài khác nhau như: rồng, phượng, vân mây, hoa lá cách điệu. Trên các điểm nối giữa các cấu kiện gỗ như cổ nghé, bẩy… chạm trổ hoa văn chìm với hình tượng vân mây, sóng nước cách điệu làm cho các cấu kiện được thanh thoát, hài hoà.

Gian giữa nhà Bái đường bài trí 1 hương án sơn son thiếp vàng. Trên hương án đặt tượng phật Quan âm Chuẩn Đề và một lư hương sứ, 2 bên đặt 2 bình hoa lớn và một số đồ thờ thiết yếu phục vụ thờ cúng như: bình hoa, chén nước, khay trầu, nậm rượu…


Hai hồi phải và trái của nhà Hậu cung hiện nay bài trí 2 ban thờ làm nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu ở phía Đông và các anh hùng liệt sỹ của địa phương ở phía Tây, gian giữa thờ Phật. Trước đây, đền không có 3 ban thờ trên nhưng theo nguyện vọng của nhân dân nay 3 bàn thờ trên được phối thờ thêm ở nhà bái đường.
Tiếp nối với Nhà Bái đường là Nhà Hậu cung, được thiết kế theo kiểu nhà tứ trụ, tường hồi phía sau xây bít đốc, mặt trước thông với bái đường với 2 hàng cột, 2 vì liên kết hệ thống cột gian giữa nhà bái đường tạo thành bộ khung của nhà Hậu cung. Nhà Hậu cung được các nghệ nhân chạm trổ hoa văn khá độc đáo với kỹ thuật chạm nổi các họa tiết rồng phượng cách điệu, hoa cúc, sóng nước… điểm xuyết đôi nét vân mây uốn lượn ở trên các cấu kiện gỗ và các điểm nối giữa cột và xà, cổ nghé tạo cho bộ khung nhà được thanh thoát nhẹ nhàng, giàu tính thẩm mỹ. Gian ngoài Nhà Hậu cung đặt một hương án, 2 bên bài trí 2 con chim Hạc đứng trên lưng rùa, sau lư hương đặt 1 bộ long ngai bài vị thờ công đồng gồm các chư binh chư tướng của Lý Nhật Quang. Cấp thờ thứ 2 ở phía sau đặt một pho tượng của Uy Minh vương Lý Nhật Quang được nhân dân cung tiến vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Trên bàn thờ hiện nay còn có một số đồ tế khí phục vụ cho việc hương khói hàng ngày như: đĩa sứ, chén nước, mâm chè, bình hoa…

Gian trong cùng của Hậu cung đặt một hương án gồm 2 lư hương lớn và 2 bộ khám thờ, phía trong đặt hiệu bụt của Vua cha Lý Thái Tổ Lý và mẹ là Thái Hậu Lê Thị Phất Ngân. Phía trên ban thờ bài trí bức hoành phi sơn son thiếp vàng với nội dung: “Thánh Đức lưu ân”.

Ngoài công trình chính là Nhà Bái đường và Hậu cung, còn có nhà tả vu, hữu vu, được sử dụng như nhà truyền thống và nhà thư viện để phục vụ công tác bảo lưu, tuyên truyền phát huy giá trị truyền thống của địa phương.


Nhà truyền thống là nơi lưu giữ nhiều hiện vật gắn với quê hương, đồng ruộng như: cày, bừa, máy thổi lúa, nơm, đó, lưỡi hái… các bộ sưu tập hiện vật thể hiện cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân làng Liên Trì xưa. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ một ngôi mộ cổ được phát hiện gần khu vực đền Bạch Mã năm 2010 với nhiều đồ tuỳ táng quý hiếm như: chảo đồng, mâm đồng, chứng minh khu vực đền Bạch Mã ngày nay trước đây đã từng là một vùng đất cổ của người Việt cổ.


Nhà thư viện hiện nay còn lưu giữ hàng trăm đầu sách để phục vụ nhân dân.

Đền Bạch Mã được xây dựng cách đây gần 1000 năm, trải qua thời gian, chiến tranh, thiên tai đền đã bị hư hỏng phần lớn song được sự quan tâm của chính quyền, du khách thập phương, ngôi đền đã được phục hồi. Hiện nay công tác phát huy giá trị tại di tích luôn được chú trọng. Di tích đang trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và thu hút đông đảo người dân đến tham quan chiêm bái. Bên cạnh đó di tích còn nằm ở vị trí khá thuận lợi, kết hợp với các di tích khác trên địa bàn huyện như: Đền Chùa Gám, Đình Hậu, Đền Đức Hoàng, Đình Trụ Pháp, nhà Lưu niệm Phan Đăng Lưu… tạo thành một tuyến tham quan du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn cho du khách, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương.

Đền Bạch Mã (xã Liên Thành, Yên Thành, Nghệ An)

Unknown   at  09:53  No comments

Đền Bạch Mã (còn gọi là Đền Nhà Quan) hiện nay nằm ở phía Bắc xóm 2 làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Bạch Mã là tên gọi được nhân dân truyền ngôn từ xưa đến nay. Tại khu vực đền, trước đây về đêm thường xuất hiện hình ảnh con ngựa trắng vì vậy từ khi đền được xây dựng người ta thường gọi là Đền Bạch Mã.

Đền Bạch Mã cách trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 60km về phía Bắc, cách huyện lỵ Yên Thành 12km về phía Tây Nam. Du khách đi bằng phương tiện đường bộ có thể xuất phát từ thành phố Vinh theo Quốc lộ 1A (tuyến Vinh – Hà Nội) đến huyện Diễn Châu rẽ trái theo Quốc lộ 7A đi về phía Tây đến ngã tư xã Công Thành nơi giao nhau giữa Quốc lộ 7A và đường tỉnh lộ 538), rẽ phải đi 2km đến cổng làng Liên Trì, rẽ trái đi tiếp 250km là đến di tích. Xuất phát từ Hà Nội, du khách đi theo Quốc lộ 1A (tuyến Hà Nội – Vinh) đến ngã tư thị trấn Diễn Châu rồi đi theo chỉ dẫn trên.


Căn cứ vào truyền ngôn của người dân địa phương qua hang trăm nămăycn cứ vào long ngai, bài vị, hệ thống bài trí tượng pháp và câu đối, đại tự hiện nay tại đền Bạch Mã thì các nhân vật được thờ chính ở đây gồm: Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), Trinh Minh Hoàng Thái Hậu (Lê Thị Phất Ngân), Uy Minh Vương (Lý Nhật Quang). Ngoài ra, năm 2011 nhân dân địa phương phối thờ thêm tại nhà bái đường: Cung giữa thờ Phật, cung phía Tây thờ các anh hung liệt sỹ con em xã Liên Thành, cung phía Đông thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Các sử liệu đều khẳng định từ năm 1041-1044 Hành doanh của Tri Châu Nghệ An được xây dựng tại trại Bà Hòa, công cuộc xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trong thời gian này đang ưu tiên cho địa bàn vùng Nam Thanh Bắc Nghệ. Từ sau năm 1045, công cuộc mở mang khai thác vùng đất Đông Thành (vựa lúa lớn nhất xứ Nghệ) mới được đẩy mạnh. Trong quá trình khai thác đồng ruộng, xây dựng các làng bản tại các địa danh: Kẻ Vẹo, Kẻ Rộc, Kẻ Duội và hai bờ sông Chèn (các địa danh cổ trên đều thuộc huyện Yên Thành ngày nay). Tri châu Uy Minh Vương cho xây dựng đền Bạch Mã để thờ thân phụ, thân mẫu của người, tiện cho việc hương khói tri ân, khi đường đi ra kinh đô Thăng Long hay về thôn Cổ Pháp còn ngàn trùng xa cách. Đó là nguyên nhân ra đời của đền Bạch Mã, cũng là cơ may để hậu thế,những người con quê lúa Yên Thành có được một ngôi đền duy nhất ở Xứ Nghệ thờ đức vua Lý Thái Tổ.

Làng Liên Trì nói riêng, Liên Thành và tổng Vân Tụ nói chung là địa phương có truyền thống yêu nước và cách mạng. Đền Bạch Mã lại ở vào một vị trí hết sức thuận lợi, phía sau đền đến trước năm 1965 vẫn là rừng rậm, phía Tây và phía Bắc là dòng sông Chèn uốn lượn, cạnh đền có đình và ngôi chùa làng. Từ làng Liên Trì nói riêng, tổng Vân Tụ nói chung có nhiều con đường lui, đường tiến đến các địa bàn trong tỉnh như: Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thành Chương… Với vị thế công, thủ thuận lợi, vì thế đền Bạch Mã cũng nhue các di tích đình Liên Trì, Nhà thờ họ Nguyễn Bá, chùa Kim Liên… đều gắn bó với những sự kiện lịch sử tiêu biểu sau:
Trong phong trào Cần Vương kháng Pháp nổ ra năm 1885, Lãnh Ngợi cũng có tên gọi Đốc Ngợi (Tác Bảy) quê làng Đạo Lý, nay thuộc xã Lý Thành nằm sát phía tây xã Liên Thành, là một tướng lĩnh xuất sắc của Nguyễn Xuân Ôn đã sử dụng đình Liên Trì và đền Bach Mã làm nơi luyện tập, ăn nghỉ và cất dấu vũ khí của nghĩa quân…

Tháng 4/1930, đồng chí Võ Mai cùng đồng chí Võ Nguyên Hiến (người huyện Diễn Châu) và đồng chí Nguyễn Ứng (người xã Mỹ Thành) đã giả dạng thầy cúng lấy đền Bạch Mã làm địa điểm tuyên truyền, giác ngộ tinh thần yêu nước cho các đồng chí Nguyễn Xuân Hiên, Nguyễn Tâm Tiêu, Nguyễn Tâm Đệ, Nguyễn Bá Đàm, tạo nên những hạt nhân đầu tiên trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tại địa phương. Đầu năm 1931, Nguyễn Bá Đàm (người làng Liên Trì) được bầu làm Bí thư Liên Chi bộ, đền Bạch Mã trở thành nơi hội họp bí mật của các đảng viên ở địa phương thời kỳ 1930-1931.

“Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Liên Thành là địa phương có phong trào phát triển mạnh nhất, trở thành trung tâm của phong trào cách mạng ở vùng Tây Nam huyện Yên Thành, vì vậy đình Liên Trì, đền Bạch Mã càng trở thành nơi hội họp của các tổ chức như Nông hội đỏ, Tự vệ, Phụ nữ…”

Tháng 11 năm 1934, đồng chí Nguyễn Xuân Hiên ra khỏi nhà lao, được Ngô Tuân và Võ Nguyên Hiến giao nhiệm vụ khôi phục cơ sở đảng ở huyện Yên Thành. Đền Bạch Mã tiếp tục trở thành nơi hoạt động bí mật của Nguyền Xuân Hiên với Phan Vinh và các đồng chí trung kiên vốn là hội viên Nông hội đỏ thời kỳ xây dựng Xô Viết ở Liên Trì. Chỉ sau một thời gian ngắn, Chi bộ Tổng Vân Tụ gồm các đồng chí Nguyễn Xuân Hiên, Phan Vinh, Lê Điều, Lăng Lai, Lê Du… được thành lập.

Cuối tháng 12/1936, đồng chí Lê Đình Vỹ thay mặt Tỉnh uỷ Nghệ An ra Liên Trì triệu tập hội nghị thành lập ban chấp hành Đảng bộ huyện Lâm thời gồm 3 đồng chí: Phan Vinh (làng Liên Trì), Lê Tiệu (làng Ngọc Luật), Nguyễn Khương (làng Trụ Pháp) do đồng chí Phan Vinh làm Bí thư. Đền Bạch Mã bấy giờ được bố trí làm nơi ăn nghỉ cho các đại biểu tham dự hội nghị.

Tháng 1 đến tháng 8 năm 1941, khi cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ, Tỉnh uỷ chuyển về làng Liên Trì, đền Bạch Mã, đình Liên Trì thường được bố trí cho cán bộ Xứ uỷ như Trần Mạnh Quỳ, Trần Đình Trân, Ngô Xuân Hàm… và các đồng chí trong Chi bộ Liên Trì nhận trách nhiệm bảo vệ cơ quan và chuyển tài liệu đi các nơi. Khi các tài liệu chưa có điều kiện chuyển đi, hầu hết đều được cất dấu trong bụng hai con ngựa bạch, trong đồ tế khí ở đình Liên Trì… một phần khác được cất dấu ở đền Bạch Mã.

Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc (1965-1972), tỉnh lộ 538 đi qua làng Liên Trì trở thành đường chiến lược, đài quan sát bấy giờ đặt trên ngọn cây đa cổ thụ trong vườn đền.

Hàng năm, tại đền Bạch Mã có nhiều kỳ sinh hoạt văn hóa tâm linh, song lễ hội chính ở đền được nhân dân Liên Thành tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngày kỵ giỗ của đức vua Lý Thái Tổ.

Để tưởng nhớ công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và thân phụ, thân mẫu của Người, hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, nhân dận địa phương lại tổ chức lễ hội long trọng. Lễ hội đền Bạch Mã diễn ra các bước theo phong tục cổ truyền dân tộc, với các nội dung phong phú bao gồm cả phần lễ và phần hội.

Phần Lễ gồm Lễ khai quang tẩy uế, lễ yết cáo, lễ rước kiệu, lễ tế thần linh, lễ tạ… Còn phần Hội đựơc diễn ra tại các điểm vui chơi, từ sân đình đến sân đền và các khu đất trống trong làng với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: đấu vật, hát tuồng, đánh cờ thẻ, cờ người, đánh đu, bơi sông bắt vịt, chọi gà…

cổng  đền bạch mã được tạo thành bởi 2 cột trụ xây bằng gạch và vữa tam hợp,

Đền Bạc Mã thuộc phía Bắc làng Liên Trì. Đền quay mặt về hướng Nam, phía trước đền là khu dân cư, phía sau và 2 bên là đồng ruộng. Trước đây đền có kết cấu kiến trúc gồm 2 toà, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ Đinh. Năm 2010 mới làm thêm 2 nhà ở phía trước gồm nhà thư viện và nhà truyền thống, di tích nằm trên khu đất có diện tích 3375m2, được bảo vệ bởi hệ thống tường bao xung quanh. Từ ngoài vào trong, các công trình kiến trúc chính được bố trí như sau: Cổng đền, sân đền, Tắc môn, nhà Bái đường, nhà Hậu cung.

Cổng đền mặt hướng về chính Nam, kết cấu kiến trúc của cổng được tạo thành bởi 2 cột trụ xây bằng gạch và vữa tam hợp, gồm nhiều bộ phận nối liền nhau theo chiều thẳng đứng. Mặt trước và mặt bên phía trong 2 trụ cổng nhấn 2 câu đối chữ Hán có nội dung như sau:


                                        “Phong nguyệt thị vô biên, nguyện giang sơn khả hội
                                          Phúc tải hà cao cực, hữu vũ trụ dị lai”
         Nghĩa là:               “ Nơi trăng gió sáng soi, gốc sông núi đẹp đẽ
                                          Thật đáng là nơi gặp gỡ của các vị thần linh”
Câu đối mặt trong:  “Chiêu chiêu như ảnh như huy tước
                                          Hạo hạo kỳ thiên kỳ nhân uyên”
Nghĩa là:     “Sáng rực hình ảnh băng băng, công danh đức độ chiếu sáng khắp nơi
                                   Thật là muôn dân mừng rỡ, đúng ý trời sâu thấm tận chân trời.”

Sân đền là một khoảng đất rộng hình chữ nhật, nền lát gạch nung đỏ. Từ ngoài đi vào, cách cổng đền 2m là một Tắc môn hình cuốn thư có tác dụng ngăn chặn tà khí và tạo ra hai lối đi vào và đi ra đền. Mặt trước Tắc môn đắp nổi phù điêu hổ trong tư thế hạ sơn. Chính giữa hai cột trụ tả và hữu của Tắc môn nhấn chữ Hán: “Lẫm lẫm uy linh” (nơi này rất linh thiêng) để nhắc nhở nhân dân mỗi khi vào đền hành lễ. Phía trên tắc môn trang trí “lưỡng long chầu nguyệt” để làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Ngoài khu vực sân, trước đền là một hồ nước rộng, là nơi tụ thuỷ, góp phần làm tăng giá trịphong thuỷ và tạo cảnh quan môi trường. Phần đất còn lại xung quanh đền trông một số cây xanh tạo không gian thoáng mát và tăng tính thâm nghiêm, cổ kính cho di tích. Xung quanh di tích được bao bọc bởi hệ thống hàng rào xây gạch chỉ với vữa tam hợp…

Nhà Bái đường của đền được phục dựng theo kiến trúc thời Nguyễn gồm 3 gian, 2 hồi văn, khung nhà làm bằng gỗ lim, nền lát gạch đỏ, phía trước gian giữa là hệ thống cửa thượng song hạ bản, 2 gian còn lại thưng ván, 2 hồi phía Đông và phía Tây xây tường bao, phía sau gian giữa để thông với nhà Hậu cung… Nhìn chung kiến trúc nhà Bái đường được chạm trổ hoa văn khá công phu. Đặc biệt là hệ thống vì kèo được các nghệ nhân chạm trổ với nhiều đề tài khác nhau như: rồng, phượng, vân mây, hoa lá cách điệu. Trên các điểm nối giữa các cấu kiện gỗ như cổ nghé, bẩy… chạm trổ hoa văn chìm với hình tượng vân mây, sóng nước cách điệu làm cho các cấu kiện được thanh thoát, hài hoà.

Gian giữa nhà Bái đường bài trí 1 hương án sơn son thiếp vàng. Trên hương án đặt tượng phật Quan âm Chuẩn Đề và một lư hương sứ, 2 bên đặt 2 bình hoa lớn và một số đồ thờ thiết yếu phục vụ thờ cúng như: bình hoa, chén nước, khay trầu, nậm rượu…


Hai hồi phải và trái của nhà Hậu cung hiện nay bài trí 2 ban thờ làm nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu ở phía Đông và các anh hùng liệt sỹ của địa phương ở phía Tây, gian giữa thờ Phật. Trước đây, đền không có 3 ban thờ trên nhưng theo nguyện vọng của nhân dân nay 3 bàn thờ trên được phối thờ thêm ở nhà bái đường.
Tiếp nối với Nhà Bái đường là Nhà Hậu cung, được thiết kế theo kiểu nhà tứ trụ, tường hồi phía sau xây bít đốc, mặt trước thông với bái đường với 2 hàng cột, 2 vì liên kết hệ thống cột gian giữa nhà bái đường tạo thành bộ khung của nhà Hậu cung. Nhà Hậu cung được các nghệ nhân chạm trổ hoa văn khá độc đáo với kỹ thuật chạm nổi các họa tiết rồng phượng cách điệu, hoa cúc, sóng nước… điểm xuyết đôi nét vân mây uốn lượn ở trên các cấu kiện gỗ và các điểm nối giữa cột và xà, cổ nghé tạo cho bộ khung nhà được thanh thoát nhẹ nhàng, giàu tính thẩm mỹ. Gian ngoài Nhà Hậu cung đặt một hương án, 2 bên bài trí 2 con chim Hạc đứng trên lưng rùa, sau lư hương đặt 1 bộ long ngai bài vị thờ công đồng gồm các chư binh chư tướng của Lý Nhật Quang. Cấp thờ thứ 2 ở phía sau đặt một pho tượng của Uy Minh vương Lý Nhật Quang được nhân dân cung tiến vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Trên bàn thờ hiện nay còn có một số đồ tế khí phục vụ cho việc hương khói hàng ngày như: đĩa sứ, chén nước, mâm chè, bình hoa…

Gian trong cùng của Hậu cung đặt một hương án gồm 2 lư hương lớn và 2 bộ khám thờ, phía trong đặt hiệu bụt của Vua cha Lý Thái Tổ Lý và mẹ là Thái Hậu Lê Thị Phất Ngân. Phía trên ban thờ bài trí bức hoành phi sơn son thiếp vàng với nội dung: “Thánh Đức lưu ân”.

Ngoài công trình chính là Nhà Bái đường và Hậu cung, còn có nhà tả vu, hữu vu, được sử dụng như nhà truyền thống và nhà thư viện để phục vụ công tác bảo lưu, tuyên truyền phát huy giá trị truyền thống của địa phương.


Nhà truyền thống là nơi lưu giữ nhiều hiện vật gắn với quê hương, đồng ruộng như: cày, bừa, máy thổi lúa, nơm, đó, lưỡi hái… các bộ sưu tập hiện vật thể hiện cuộc sống lao động, sản xuất của nhân dân làng Liên Trì xưa. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ một ngôi mộ cổ được phát hiện gần khu vực đền Bạch Mã năm 2010 với nhiều đồ tuỳ táng quý hiếm như: chảo đồng, mâm đồng, chứng minh khu vực đền Bạch Mã ngày nay trước đây đã từng là một vùng đất cổ của người Việt cổ.


Nhà thư viện hiện nay còn lưu giữ hàng trăm đầu sách để phục vụ nhân dân.

Đền Bạch Mã được xây dựng cách đây gần 1000 năm, trải qua thời gian, chiến tranh, thiên tai đền đã bị hư hỏng phần lớn song được sự quan tâm của chính quyền, du khách thập phương, ngôi đền đã được phục hồi. Hiện nay công tác phát huy giá trị tại di tích luôn được chú trọng. Di tích đang trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và thu hút đông đảo người dân đến tham quan chiêm bái. Bên cạnh đó di tích còn nằm ở vị trí khá thuận lợi, kết hợp với các di tích khác trên địa bàn huyện như: Đền Chùa Gám, Đình Hậu, Đền Đức Hoàng, Đình Trụ Pháp, nhà Lưu niệm Phan Đăng Lưu… tạo thành một tuyến tham quan du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn cho du khách, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Làng Liên Trì, xã Liên Thành (Yên Thành) mang đặc trưng của làng quê Việt Nam với lũy tre xanh, mái đình rêu phong, cây đa cổ thụ, những cánh đồng thẳng cánh cò bay… Những chuyện kể về làng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm nên dòng chảy văn hóa làng…

Làng có tên là Liên Trì - đồng nghĩa với ao sen, đầm sen. Sen mọc kín cả sông Chèn, hoa nở đỏ thắm. Những hôm nam nồm hương sen thấm đẫm cả không gian, xen cả vào giấc mơ trẻ nhỏ. Người dân thường hái sen ở sông Chèn dâng lên bàn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ được làng tôn thành hoàng. Theo các cụ cao niên kể lại: Ngày xưa bao quanh làng là lũy tre gai ba bốn lớp. Khi gió bão, tre chở che cho những nếp nhà tranh bé nhỏ, khi giặc giã, bờ tre trở thành chiến lũy giữ làng, giữ nước. Ngày giặc Tây đánh phá, trai làng chặt tre gai rải khắp các lối đi rồi đắp bùn non lên trên khiến giặc phải tháo lui. 

Đình làng Liên Trì - Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.


Đó là chuyện về ông Tác Bảy (tức Lãnh Ngợi) quê ở làng Đậu Lý cách Liên Trì độ cây số - một dũng tướng của cụ Nghè Ôn đã lấy làng Liên Trì làm căn cứ địa, lấy tre làm vũ khí. Xa hơn chút nữa vào thời nhà Lê, ở làng có ông Nguyễn Bá Tích, một thanh niên vóc dáng hơn người, khi ra Kinh thành Thăng Long thăm anh đúng vào dịp nhà Vua tổ chức kỳ thi chọn tướng tài giỏi. Nguyễn Bá Tích tay cầm cối đá ném bay qua nóc nhà làm ai nấy đều vị nể. Sau đó ông được sung vào quân ngũ, được lên làm tướng, lập nhiều chiến công hiển hách, được nhà Vua ban thưởng võ quận công. Tấm bia đá ở đình Liên Trì ghi danh hàng chục vị đỗ đạt khoa bảng, gần trăm vị có công trong nghiệp binh đao. 

Trong những ngày sục sôi lửa cách mạng, đình Liên Trì, đền Bạch Mã phía sau làng, cây gạo, cây si rú Đầu Cầu, đồng Nương Rú... là chỗ gặp mặt, điểm giao tài liệu, nhận chỉ thị của Đảng. Đầu năm 1939, cơ quan ấn loát của Xứ ủy và Tỉnh ủy Nghệ An bí mật chuyển về Liên Trì hoạt động. Các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy, Tỉnh ủy được đất và người Liên Trì che chở, nuôi dưỡng. 

Đất nước thay đổi, làng quê cũng đổi thay. Ngôi đình làng, đền Bạch Mã, nhà thờ họ Nguyễn nay là di tích lịch sử văn hóa. Cây gạo cổ thụ  trước cổng làng với mấy vòng tay ôm, đầu Hạ, cuối Xuân vẫn đơm những chùm hoa đỏ chói. Giếng nước cạnh đình làng nước trong vắt và đầy ăm ắp. Chỉ khác là làng Liên Trì bây giờ được xã chia tách thành 2 xóm với 500 hộ dân. Trong những năm đổi mới, nhân dân  ở đây đã phát huy tinh thần yêu nước, sáng tạo trong lao động sản xuất, chung góp sức cùng địa phương đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới. 

Điều đáng ghi nhận ở làng Liên Trì là  truyền thống của làng  có từ xa xưa được nhiều thế hệ kế tiếp chọn lọc, kế thừa và phát huy trong thời kỳ mới. Hương ước nay của làng bên cạnh khuyên răn con cháu tránh những điều không nên, không phải trong điều ăn, nếp ở  và có rất nhiều điều, khoản khuyến khích, cổ vũ mọi người dân làm nhiều việc tốt, ích nước, lợi nhà. Hơn 15 năm qua làng giữ vững danh hiệu Làng Văn hóa

Làng liên trì - Một nếp làng...........

Unknown   at  07:31  No comments

Làng Liên Trì, xã Liên Thành (Yên Thành) mang đặc trưng của làng quê Việt Nam với lũy tre xanh, mái đình rêu phong, cây đa cổ thụ, những cánh đồng thẳng cánh cò bay… Những chuyện kể về làng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm nên dòng chảy văn hóa làng…

Làng có tên là Liên Trì - đồng nghĩa với ao sen, đầm sen. Sen mọc kín cả sông Chèn, hoa nở đỏ thắm. Những hôm nam nồm hương sen thấm đẫm cả không gian, xen cả vào giấc mơ trẻ nhỏ. Người dân thường hái sen ở sông Chèn dâng lên bàn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ được làng tôn thành hoàng. Theo các cụ cao niên kể lại: Ngày xưa bao quanh làng là lũy tre gai ba bốn lớp. Khi gió bão, tre chở che cho những nếp nhà tranh bé nhỏ, khi giặc giã, bờ tre trở thành chiến lũy giữ làng, giữ nước. Ngày giặc Tây đánh phá, trai làng chặt tre gai rải khắp các lối đi rồi đắp bùn non lên trên khiến giặc phải tháo lui. 

Đình làng Liên Trì - Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.


Đó là chuyện về ông Tác Bảy (tức Lãnh Ngợi) quê ở làng Đậu Lý cách Liên Trì độ cây số - một dũng tướng của cụ Nghè Ôn đã lấy làng Liên Trì làm căn cứ địa, lấy tre làm vũ khí. Xa hơn chút nữa vào thời nhà Lê, ở làng có ông Nguyễn Bá Tích, một thanh niên vóc dáng hơn người, khi ra Kinh thành Thăng Long thăm anh đúng vào dịp nhà Vua tổ chức kỳ thi chọn tướng tài giỏi. Nguyễn Bá Tích tay cầm cối đá ném bay qua nóc nhà làm ai nấy đều vị nể. Sau đó ông được sung vào quân ngũ, được lên làm tướng, lập nhiều chiến công hiển hách, được nhà Vua ban thưởng võ quận công. Tấm bia đá ở đình Liên Trì ghi danh hàng chục vị đỗ đạt khoa bảng, gần trăm vị có công trong nghiệp binh đao. 

Trong những ngày sục sôi lửa cách mạng, đình Liên Trì, đền Bạch Mã phía sau làng, cây gạo, cây si rú Đầu Cầu, đồng Nương Rú... là chỗ gặp mặt, điểm giao tài liệu, nhận chỉ thị của Đảng. Đầu năm 1939, cơ quan ấn loát của Xứ ủy và Tỉnh ủy Nghệ An bí mật chuyển về Liên Trì hoạt động. Các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy, Tỉnh ủy được đất và người Liên Trì che chở, nuôi dưỡng. 

Đất nước thay đổi, làng quê cũng đổi thay. Ngôi đình làng, đền Bạch Mã, nhà thờ họ Nguyễn nay là di tích lịch sử văn hóa. Cây gạo cổ thụ  trước cổng làng với mấy vòng tay ôm, đầu Hạ, cuối Xuân vẫn đơm những chùm hoa đỏ chói. Giếng nước cạnh đình làng nước trong vắt và đầy ăm ắp. Chỉ khác là làng Liên Trì bây giờ được xã chia tách thành 2 xóm với 500 hộ dân. Trong những năm đổi mới, nhân dân  ở đây đã phát huy tinh thần yêu nước, sáng tạo trong lao động sản xuất, chung góp sức cùng địa phương đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới. 

Điều đáng ghi nhận ở làng Liên Trì là  truyền thống của làng  có từ xa xưa được nhiều thế hệ kế tiếp chọn lọc, kế thừa và phát huy trong thời kỳ mới. Hương ước nay của làng bên cạnh khuyên răn con cháu tránh những điều không nên, không phải trong điều ăn, nếp ở  và có rất nhiều điều, khoản khuyến khích, cổ vũ mọi người dân làm nhiều việc tốt, ích nước, lợi nhà. Hơn 15 năm qua làng giữ vững danh hiệu Làng Văn hóa
Continue Reading→

0 nhận xét:

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Đình Liên Trì thuộc xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nằm cạnh đường quốc lộ 38 khoảng 2km, cách thành phố Vinh 60km về hướng Tây Nam .

Đình liên trì

Đình Liên Trì được khởi dựng vào năm 1801, dưới Triều Tây Sơn. Vị Thành Hoàng Làng được thờ ở đây là Lý Nhật Quang - con trai vua Lý Thái Tổ. Lý Nhật Quang được vua Lý giao trấn thủ đất Nghệ An. Là một người giỏi về chính trị, am hiểu về kinh tế, luôn vỗ về dân nên được nhân dân mến phục. Khi Lý Nhật Quang được triệu về triều, nhân dân nhiều nơi ở Nghệ An lập đền thờ, tôn ông làm Thành Hoàng . Ông được các triều đại kế tiếp sắc phong là “ Thượng Thượng đẳng Thần”

Xã Liên Thành, một địa phương văn vật có tiếng bậc nhất trong vùng. Hiện có 2 văn chữ Hán còn giữ ở đình cho ta thấy rõ điều khẳng định đó với 30 người đậu khoa bảng và 82 người có chức sắc về võ.

Trong phong trào Cần Vương 1885-1895, Liên Trì trở thành nơi luyện tập và ăn nghỉ của nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn. 
Cây gạo trước cổng đình liên trì
Tháng 10/1930 dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng tổng Vân Tụ, một cuộc họp thành lập tổ chức Nông hội đỏ của Tổng tại Đình Liên Trì được tiến hành. Sau cuộc họp này, các Ban chấp hành Xã bộ nông, Thôn bộ nông trong tổng Vân Tụ lần lượt ra đời. Theo sự chỉ đạo của Tổng ủy, đồng chí Nguyễn Đàm được cử làm vừa bí thư chi bộ đảng kiêm bí thư Nông hội đỏ địa phương. Bên cạnh việc xây dựng Nông hội, Chi bộ còn quan tâm xây dựng lực lượng Tự vệ đỏ với 78 người. Trong thời gian này từ Chi bộ Đảng, Nông hội đỏ đến Tự vệ đỏ đều lấy khu vực đình vốn rộng rãi lại đảm bảo bí mật làm nơi hội họp, sinh hoạt, luyện tập.
Dưói sự lãnh đạo của Đảng một cuộc biểu tình của nông dân toàn huyện diễn ra mạnh mẽ, nhân dịp kỷ niệm cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1930).Đình Liên Trì là nơi treo cờ tập trung nhân dân trong vùng Tây Nam huyện Yên Thành.

Theo kế hoạch phân công, tối ngày 6/11/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Khoa cắm cờ đỏ búa liềm lên cây gạo phía Đông của làng. Đồng chí Nguyễn Xuân Hiên cắm lá cờ lên cây đa cổ thụ trước đình. Sáng sớm ngày 7/11/1930 tiếng trống đình vang lên dõng dạc từng hồi như thúc dục, động viên đoàn biểu tình tiến bước. Trước khí thế sục sôi cách mạng của quần chúng, bọn ngũ hương của làng xã hoảng sợ gần như bị tê liệt. Thôn bộ nông, Xã bộ nông ở Liên Thành đứng ra quản lý xã thôn, thu tiền bọn hương hào, phú hộ đem chia cho dân nghèo, một phần tiền cho tự vệ luyện tập.

Khi phong trào 1930-1931 bị đàn áp đẫm máu, hầu hết cán bộ đảng viên ở Liên Trì đều bị bắt giam. Đến tháng 11/1934 đồng chí Nguyễn Xuân Hiên được đồng chí Ngô Tuân và Võ Nguyên Hiến giao nhiệm vụ khôi phục Đảng bộ huyện Yên Thành. Từ đây đình Liên Trì trở thành địa điểm hoạt động khôi phục tổ chức Đảng và phong trào của xã, tổng và huyện.

Tháng 12/1936 đồng chí Lê Đình Vĩ thay mặt tỉnh ủy Nghệ An triệu tập Hội nghị thành lập Ban chấp hành Lâm thời Đảng bộ huyện Yên Thành tại Đình Liên Trì. Trên cơ sở phong trào địa phương phát triển mạnh, đồng thời để có điều kiện chỉ đạo phong trào Bắc Nghệ An và Nam Thanh Hóa. Xứ ủy Trung kỳ quyết định chuyển cơ quan về làng Liên Trì. Các cuộc hội họp, hội nghị quan trọng của Tỉnh, của Xứ ủy đều được tiến hành tại đình. Ban ấn loát của Tỉnh ủy và Xứ ủy đã cho in ấn tại đình 3 số báo “Cởi Ách” (16-17-18) cùng với báo “Chặt Xiềng” và nhiều tài liệu tuyên truyền khác. Nhờ sự che chở và đùm bọc của nhân dân nên trong điều kiện kẻ thù lùng sục gắt gao, nhưng cơ quan Xứ ủy, Tỉnh ủy đóng ở đình vẫn được đảm bảo an toàn 6-7 tháng.

Đình tọa lạc trên một khu đất rộng và cao của làng Liên Trì, có diện tích tổng thể 1.568m2. Bao quanh làng và đình là dòng sông Chèng. Đi vào đình ta phải qua hai cột nanh cao 5m, trên cùng đắp nổi hai đóa sen, mặt tiền hai cột nanh có hai câu đối bằng chữ Hán.


Giữa sân đình là một cây đa cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm càng tôn cao vẻ uy nghi cổ kính của đình. Đình có kiến trúc tổng thể theo kiểu chữ Tam, Đình có ba nhà chủ yếu: Hạ điện, Trung điện và Thượng điện. Hạ điện là ngôi nhà lớn nhất, đồ sộ nhất với 5 gian, 2 hồi văn, trên đỉnh nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Hạ điện có chiều cao từ đình xuống mặt nền là 7,6m, chiều dài tòa nhà 21,3m, chiều rộng 9,8m, có 29 cột gỗ lim, cột lớn cao 5,2m, đường kính 0,43m. Đây là nơi hội họp của hội văn hội võ, của ngũ hương hào lý… Nhà này có hai di vật có giá trị về văn hóa và lịch sử, đó là hai tấm bia lớn có chạm trổ tinh vi. Trung điện có 3 gian, 2 hồi, có kiến trúc theo kiểu rường kiệu, nội thất có 8 long đao, gươm dài, 8 mã đao, 2 trống, 1 trống cực lớn đường kính 1,2m dùng đánh vào những ngày lễ trọng đại. Ngoài ra còn có một chiêng lớn bằng đồng, đó vừa là nhạc khí, vừa là vật thiêng của đình. Thượng điện gồm 1 gian 2 hồi văn, có 8 cột, gian giữa để long ngai, bài vị sơn son thiếp vàng, các lễ hội họp chính được tổ chức ở đình.

Hàng năm cứ đến ngày 4/1 (âm lịch) chính quyền đứng ra tổ chức lễ hội Đại kỳ phúc. 
Trong một năm tiến hành 2 lễ Kỳ yên vào ngày 15/3 và 15/8 (âm lịch). Cứ ba năm một lần làng Liên Trì tổ chức rước cầu thần và thành hoàng của làng như: Tam tòa, Cao sơn cao các (tức thần sông núi) …ra đồng, mong các vị thần bảo vệ mùa màng tươi tốt. Đồng thời qua những lễ hội nhằm giáo dục truyền thống đối với đông đảo quần chúng địa phương, góp phần làm phong phú thêm di tích đình Liên Trì. Với những đóng góp của địa phương và đình Liên Trì trong quá trình cách mạng 1930-1945, tháng 10/1994, Bộ Văn hóa Thông Tin đã có Quyết định công nhận đình Liên Trì là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Đình liên trì

Unknown   at  22:55  No comments

Đình Liên Trì thuộc xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nằm cạnh đường quốc lộ 38 khoảng 2km, cách thành phố Vinh 60km về hướng Tây Nam .

Đình liên trì

Đình Liên Trì được khởi dựng vào năm 1801, dưới Triều Tây Sơn. Vị Thành Hoàng Làng được thờ ở đây là Lý Nhật Quang - con trai vua Lý Thái Tổ. Lý Nhật Quang được vua Lý giao trấn thủ đất Nghệ An. Là một người giỏi về chính trị, am hiểu về kinh tế, luôn vỗ về dân nên được nhân dân mến phục. Khi Lý Nhật Quang được triệu về triều, nhân dân nhiều nơi ở Nghệ An lập đền thờ, tôn ông làm Thành Hoàng . Ông được các triều đại kế tiếp sắc phong là “ Thượng Thượng đẳng Thần”

Xã Liên Thành, một địa phương văn vật có tiếng bậc nhất trong vùng. Hiện có 2 văn chữ Hán còn giữ ở đình cho ta thấy rõ điều khẳng định đó với 30 người đậu khoa bảng và 82 người có chức sắc về võ.

Trong phong trào Cần Vương 1885-1895, Liên Trì trở thành nơi luyện tập và ăn nghỉ của nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn. 
Cây gạo trước cổng đình liên trì
Tháng 10/1930 dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng tổng Vân Tụ, một cuộc họp thành lập tổ chức Nông hội đỏ của Tổng tại Đình Liên Trì được tiến hành. Sau cuộc họp này, các Ban chấp hành Xã bộ nông, Thôn bộ nông trong tổng Vân Tụ lần lượt ra đời. Theo sự chỉ đạo của Tổng ủy, đồng chí Nguyễn Đàm được cử làm vừa bí thư chi bộ đảng kiêm bí thư Nông hội đỏ địa phương. Bên cạnh việc xây dựng Nông hội, Chi bộ còn quan tâm xây dựng lực lượng Tự vệ đỏ với 78 người. Trong thời gian này từ Chi bộ Đảng, Nông hội đỏ đến Tự vệ đỏ đều lấy khu vực đình vốn rộng rãi lại đảm bảo bí mật làm nơi hội họp, sinh hoạt, luyện tập.
Dưói sự lãnh đạo của Đảng một cuộc biểu tình của nông dân toàn huyện diễn ra mạnh mẽ, nhân dịp kỷ niệm cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1930).Đình Liên Trì là nơi treo cờ tập trung nhân dân trong vùng Tây Nam huyện Yên Thành.

Theo kế hoạch phân công, tối ngày 6/11/1930, đồng chí Nguyễn Doãn Khoa cắm cờ đỏ búa liềm lên cây gạo phía Đông của làng. Đồng chí Nguyễn Xuân Hiên cắm lá cờ lên cây đa cổ thụ trước đình. Sáng sớm ngày 7/11/1930 tiếng trống đình vang lên dõng dạc từng hồi như thúc dục, động viên đoàn biểu tình tiến bước. Trước khí thế sục sôi cách mạng của quần chúng, bọn ngũ hương của làng xã hoảng sợ gần như bị tê liệt. Thôn bộ nông, Xã bộ nông ở Liên Thành đứng ra quản lý xã thôn, thu tiền bọn hương hào, phú hộ đem chia cho dân nghèo, một phần tiền cho tự vệ luyện tập.

Khi phong trào 1930-1931 bị đàn áp đẫm máu, hầu hết cán bộ đảng viên ở Liên Trì đều bị bắt giam. Đến tháng 11/1934 đồng chí Nguyễn Xuân Hiên được đồng chí Ngô Tuân và Võ Nguyên Hiến giao nhiệm vụ khôi phục Đảng bộ huyện Yên Thành. Từ đây đình Liên Trì trở thành địa điểm hoạt động khôi phục tổ chức Đảng và phong trào của xã, tổng và huyện.

Tháng 12/1936 đồng chí Lê Đình Vĩ thay mặt tỉnh ủy Nghệ An triệu tập Hội nghị thành lập Ban chấp hành Lâm thời Đảng bộ huyện Yên Thành tại Đình Liên Trì. Trên cơ sở phong trào địa phương phát triển mạnh, đồng thời để có điều kiện chỉ đạo phong trào Bắc Nghệ An và Nam Thanh Hóa. Xứ ủy Trung kỳ quyết định chuyển cơ quan về làng Liên Trì. Các cuộc hội họp, hội nghị quan trọng của Tỉnh, của Xứ ủy đều được tiến hành tại đình. Ban ấn loát của Tỉnh ủy và Xứ ủy đã cho in ấn tại đình 3 số báo “Cởi Ách” (16-17-18) cùng với báo “Chặt Xiềng” và nhiều tài liệu tuyên truyền khác. Nhờ sự che chở và đùm bọc của nhân dân nên trong điều kiện kẻ thù lùng sục gắt gao, nhưng cơ quan Xứ ủy, Tỉnh ủy đóng ở đình vẫn được đảm bảo an toàn 6-7 tháng.

Đình tọa lạc trên một khu đất rộng và cao của làng Liên Trì, có diện tích tổng thể 1.568m2. Bao quanh làng và đình là dòng sông Chèng. Đi vào đình ta phải qua hai cột nanh cao 5m, trên cùng đắp nổi hai đóa sen, mặt tiền hai cột nanh có hai câu đối bằng chữ Hán.


Giữa sân đình là một cây đa cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm càng tôn cao vẻ uy nghi cổ kính của đình. Đình có kiến trúc tổng thể theo kiểu chữ Tam, Đình có ba nhà chủ yếu: Hạ điện, Trung điện và Thượng điện. Hạ điện là ngôi nhà lớn nhất, đồ sộ nhất với 5 gian, 2 hồi văn, trên đỉnh nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Hạ điện có chiều cao từ đình xuống mặt nền là 7,6m, chiều dài tòa nhà 21,3m, chiều rộng 9,8m, có 29 cột gỗ lim, cột lớn cao 5,2m, đường kính 0,43m. Đây là nơi hội họp của hội văn hội võ, của ngũ hương hào lý… Nhà này có hai di vật có giá trị về văn hóa và lịch sử, đó là hai tấm bia lớn có chạm trổ tinh vi. Trung điện có 3 gian, 2 hồi, có kiến trúc theo kiểu rường kiệu, nội thất có 8 long đao, gươm dài, 8 mã đao, 2 trống, 1 trống cực lớn đường kính 1,2m dùng đánh vào những ngày lễ trọng đại. Ngoài ra còn có một chiêng lớn bằng đồng, đó vừa là nhạc khí, vừa là vật thiêng của đình. Thượng điện gồm 1 gian 2 hồi văn, có 8 cột, gian giữa để long ngai, bài vị sơn son thiếp vàng, các lễ hội họp chính được tổ chức ở đình.

Hàng năm cứ đến ngày 4/1 (âm lịch) chính quyền đứng ra tổ chức lễ hội Đại kỳ phúc. 
Trong một năm tiến hành 2 lễ Kỳ yên vào ngày 15/3 và 15/8 (âm lịch). Cứ ba năm một lần làng Liên Trì tổ chức rước cầu thần và thành hoàng của làng như: Tam tòa, Cao sơn cao các (tức thần sông núi) …ra đồng, mong các vị thần bảo vệ mùa màng tươi tốt. Đồng thời qua những lễ hội nhằm giáo dục truyền thống đối với đông đảo quần chúng địa phương, góp phần làm phong phú thêm di tích đình Liên Trì. Với những đóng góp của địa phương và đình Liên Trì trong quá trình cách mạng 1930-1945, tháng 10/1994, Bộ Văn hóa Thông Tin đã có Quyết định công nhận đình Liên Trì là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Continue Reading→

0 nhận xét:


Nghệ An nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Diện tích: 16.487km2 Dân số: 2.915.055 người Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai... Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.



Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông.

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông.

Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh.

Địa hình

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).

Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. 

Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km.

Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò.

Khí hậu - Thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Điều kiện tự nhiên - Nghệ An

Unknown   at  18:51  No comments


Nghệ An nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Diện tích: 16.487km2 Dân số: 2.915.055 người Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai... Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.



Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ Đông.

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông.

Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km. Giao thông đuờng bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh.

Địa hình

Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).

Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. 

Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km.

Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò.

Khí hậu - Thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Continue Reading→

0 nhận xét:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ”   Câu ca ấy đã bao đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ và nhân dân cả nước để ngợi ca một vùng non nước hữu tình, núi và sông, rừng và biển quấn quyện với nhau làm nên vẻ đẹp kỳ thú  say đắm lòng người và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại.

Nghệ An là một vùng địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng. Đến  với Nghệ An bạn không chỉ được ngắm biển trông non, được khám phá những cánh rừng nguyên sinh Pù Mát, Pù Huống, được tắm biển Cửa Lò, Quỳnh Phương,Diễn Châu, Nghi Thiết mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá - dấu ấn của biết bao sự kiện lịch sử và giá trị văn hoá do người xứ Nghệ làm nên trong trường thiên lịch sử của mình như các di chỉ khảo cổ học Thẩm ồm, Quỳnh Văn, Làng Vạc, những công trình kiến trúc nổi tiếng cả nước như đền Cuông, đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đền Quang Trung… Bạn sẽ như được thấy, được nghe hình ảnh và tiếng vọng của các bậc danh nhân như An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Quang Trung đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Xí, Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu…và nghe tiếng thơ của Hồ Xuân Hương, Phạm Nguyễn Du…Đến Xứ Nghệ bạn sẽ được biết, được khám phá những điều mới lạ và độc đáo về 6 dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất này.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…

Bạn có thể đến với Nghệ An từ nhiều ngả đường khác nhau: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng  không…Và dù cho bạn đi theo đường nào thì Nghệ An vẫn một lòng chờ đợi bạn với tất cả những gì trân trọng và nồng hậu nhất. Nghệ An xứng đáng là điểm đến lý tưởng của bạn.

Nghệ An là một vùng đất cổ. Từ thời đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn năm đã phát hiện con người sinh sống ở hang Thẩm ồm (Quỳ Châu). Qua hệ thống các di chỉ khảo cổ học đã nghiên cứu cho thấy sự nối tiếp liên tục từ thời đại đồ đá đến thời đại đồ đồng, đồ sắt với đỉnh cao là di chỉ Làng Vạc thuộc văn hoá Đông Sơn, chứng tỏ Nghệ An là một trong những cái nôi của người Việt cổ và là cương vực lâu đời của đất nước.

Trong lịch sử, Nghệ An đã từng là đất tiến của người Việt trong quá trình mở nước, là tiền đồn, lại có lúc là hậu phương, là căn cứ cho nhiều cuộc chiến tranh giữ nước. Từ thế kỷ thứ VIII, trong đêm trường Bắc thuộc, nhân dân xứ Nghệ đã khởi nghĩa chống lại nhà Đường, xây thành Vạn An, lập nên triều đình, tôn Mai Thúc Loan làm Hoàng đế. Thời nhà Lý (thế kỷ XI - XII),  Nghệ An là phên dậu của nhà nước Đại Việt, nhờ có công chăm lo vỗ về của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang mà đất đai được khai phá, dân tình no ấm, không chỉ ngăn chặn được giặc ngoài mà còn là điểm tựa quan trọng cho sự hưng thịnh và phát triển của đất nước. Thời nhà Trần (thế kỷ XIII - XIV), xứ Nghệ là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều sức người, sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông ở phương Bắc và là tiền đồn ngăn chặn giặc phương Nam, mở mang bờ cõi. Nghệ An là chiến địa của nhà Hồ và nhà Hậu Trần chống giặc Minh những năm đầu thế kỷ XV. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi(1418 – 1428), đất này đã trở thành chiến trường quyết định bước ngoặt dẫn đến thắng lợi của quân dân Đại Việt. Dưới thời Nguyễn Huệ – Quang Trung, Nghệ An là chỗ dựa vững chắc nhất, cung cấp nhân tài vật lực cho ông tổ chức đánh thắng 29 vạn quân Thanh, đặt nền tảng cho công cuộc thống nhất đất nước. Trong suốt hơn một trăm năm chống các  thế lực xâm lược phương Tây, từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, người Nghệ An luôn luôn sát cánh với đồng bào cả nước và tiên phong chiến đấu vì nền độc lập dân tộc. Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở thành những ngôi sao sáng trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…và tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.

Thiên nhiên khắc nghiệt, lịch sử lắm gian nan, thử thách đã tạo nên nhân cách con  người xứ Nghệ cần cù và sáng tạo, kiên trung và nghĩa hiệp, cầu thị và học giỏi. Trên mảnh đất này “Thời  nào cũng có danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao chí lớn” đã làm rạng danh quê hương đất nước. Trải qua bao đời từ thời tiền sơ sử đến nay, người xứ Nghệ không chỉ có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử dân tộc mà đã kiến tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc. Với 6 dân tộc cùng chung sống, văn hoá Nghệ An đa dạng, độc đáo, với nhiều bản sắc riêng  trong sự hài hoà thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Nghệ An ngày nay không chỉ có sự hiện diện một nền văn hoá đương đại sống động mà còn có một kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, đặc sắc. Đó là khoảng 1000 di tích lịch sử văn hoá và rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể như văn học thành văn và văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, triết lý dân gian, phong tục tập quán…

Đất nước đẹp như tranh hoạ đồ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ, trầm tích lịch sử và văn hoá phong phú, đa dạng và độc đáo là nguồn tài nguyên vô cùng tiềm tàng của du lịch Nghệ An, là sức hấp dẫn thu hút du khách đến với Nghệ An…

Đến với Nghệ An, du khách sẽ được thấy, được nghe, được khám phá nhiều bí ẩn về thiên nhiên, đất nước, về lịch sử, văn hoá và con người nơi đây; được hoà mình vào trong cuộc sống của các cộng đồng dân cư bản địa để lắng nghe và trông thấy bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn và quyến rũ từ Nghệ An.

Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa… Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.


Đánh cá trên biển Cửa Lò

Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền… Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần.

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

Về du lịch biển, Nghệ An có 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hoá, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.

Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm Tp Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chi Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.Thời gian qua, lượng khách du lịch đến Nghệ An ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ, trong những năm qua du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh và ngày càng cho thấy đây là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng nhiều. Du lịch phát triển thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp nhân dân; nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo...

Làng Sen – quê nội Bác Hồ 

Hoàng Trù – quê ngoại Bác Hồ

Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng.

Một góc Tp. Vinh

Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...

Cách Thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam...

Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.

Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.

Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Nghệ An - Vùng đất Địa linh Nhân kiệt

Unknown   at  18:42  No comments

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ”   Câu ca ấy đã bao đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ và nhân dân cả nước để ngợi ca một vùng non nước hữu tình, núi và sông, rừng và biển quấn quyện với nhau làm nên vẻ đẹp kỳ thú  say đắm lòng người và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại.

Nghệ An là một vùng địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng. Đến  với Nghệ An bạn không chỉ được ngắm biển trông non, được khám phá những cánh rừng nguyên sinh Pù Mát, Pù Huống, được tắm biển Cửa Lò, Quỳnh Phương,Diễn Châu, Nghi Thiết mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá - dấu ấn của biết bao sự kiện lịch sử và giá trị văn hoá do người xứ Nghệ làm nên trong trường thiên lịch sử của mình như các di chỉ khảo cổ học Thẩm ồm, Quỳnh Văn, Làng Vạc, những công trình kiến trúc nổi tiếng cả nước như đền Cuông, đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đền Quang Trung… Bạn sẽ như được thấy, được nghe hình ảnh và tiếng vọng của các bậc danh nhân như An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Quang Trung đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Xí, Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu…và nghe tiếng thơ của Hồ Xuân Hương, Phạm Nguyễn Du…Đến Xứ Nghệ bạn sẽ được biết, được khám phá những điều mới lạ và độc đáo về 6 dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất này.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…

Bạn có thể đến với Nghệ An từ nhiều ngả đường khác nhau: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng  không…Và dù cho bạn đi theo đường nào thì Nghệ An vẫn một lòng chờ đợi bạn với tất cả những gì trân trọng và nồng hậu nhất. Nghệ An xứng đáng là điểm đến lý tưởng của bạn.

Nghệ An là một vùng đất cổ. Từ thời đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn năm đã phát hiện con người sinh sống ở hang Thẩm ồm (Quỳ Châu). Qua hệ thống các di chỉ khảo cổ học đã nghiên cứu cho thấy sự nối tiếp liên tục từ thời đại đồ đá đến thời đại đồ đồng, đồ sắt với đỉnh cao là di chỉ Làng Vạc thuộc văn hoá Đông Sơn, chứng tỏ Nghệ An là một trong những cái nôi của người Việt cổ và là cương vực lâu đời của đất nước.

Trong lịch sử, Nghệ An đã từng là đất tiến của người Việt trong quá trình mở nước, là tiền đồn, lại có lúc là hậu phương, là căn cứ cho nhiều cuộc chiến tranh giữ nước. Từ thế kỷ thứ VIII, trong đêm trường Bắc thuộc, nhân dân xứ Nghệ đã khởi nghĩa chống lại nhà Đường, xây thành Vạn An, lập nên triều đình, tôn Mai Thúc Loan làm Hoàng đế. Thời nhà Lý (thế kỷ XI - XII),  Nghệ An là phên dậu của nhà nước Đại Việt, nhờ có công chăm lo vỗ về của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang mà đất đai được khai phá, dân tình no ấm, không chỉ ngăn chặn được giặc ngoài mà còn là điểm tựa quan trọng cho sự hưng thịnh và phát triển của đất nước. Thời nhà Trần (thế kỷ XIII - XIV), xứ Nghệ là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều sức người, sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông ở phương Bắc và là tiền đồn ngăn chặn giặc phương Nam, mở mang bờ cõi. Nghệ An là chiến địa của nhà Hồ và nhà Hậu Trần chống giặc Minh những năm đầu thế kỷ XV. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi(1418 – 1428), đất này đã trở thành chiến trường quyết định bước ngoặt dẫn đến thắng lợi của quân dân Đại Việt. Dưới thời Nguyễn Huệ – Quang Trung, Nghệ An là chỗ dựa vững chắc nhất, cung cấp nhân tài vật lực cho ông tổ chức đánh thắng 29 vạn quân Thanh, đặt nền tảng cho công cuộc thống nhất đất nước. Trong suốt hơn một trăm năm chống các  thế lực xâm lược phương Tây, từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, người Nghệ An luôn luôn sát cánh với đồng bào cả nước và tiên phong chiến đấu vì nền độc lập dân tộc. Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở thành những ngôi sao sáng trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…và tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.

Thiên nhiên khắc nghiệt, lịch sử lắm gian nan, thử thách đã tạo nên nhân cách con  người xứ Nghệ cần cù và sáng tạo, kiên trung và nghĩa hiệp, cầu thị và học giỏi. Trên mảnh đất này “Thời  nào cũng có danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao chí lớn” đã làm rạng danh quê hương đất nước. Trải qua bao đời từ thời tiền sơ sử đến nay, người xứ Nghệ không chỉ có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử dân tộc mà đã kiến tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc. Với 6 dân tộc cùng chung sống, văn hoá Nghệ An đa dạng, độc đáo, với nhiều bản sắc riêng  trong sự hài hoà thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Nghệ An ngày nay không chỉ có sự hiện diện một nền văn hoá đương đại sống động mà còn có một kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, đặc sắc. Đó là khoảng 1000 di tích lịch sử văn hoá và rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể như văn học thành văn và văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, triết lý dân gian, phong tục tập quán…

Đất nước đẹp như tranh hoạ đồ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ, trầm tích lịch sử và văn hoá phong phú, đa dạng và độc đáo là nguồn tài nguyên vô cùng tiềm tàng của du lịch Nghệ An, là sức hấp dẫn thu hút du khách đến với Nghệ An…

Đến với Nghệ An, du khách sẽ được thấy, được nghe, được khám phá nhiều bí ẩn về thiên nhiên, đất nước, về lịch sử, văn hoá và con người nơi đây; được hoà mình vào trong cuộc sống của các cộng đồng dân cư bản địa để lắng nghe và trông thấy bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn và quyến rũ từ Nghệ An.

Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa, ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa… Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.


Đánh cá trên biển Cửa Lò

Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền… Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần.

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

Về du lịch biển, Nghệ An có 82km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hoá, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.

Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm Tp Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chi Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.Thời gian qua, lượng khách du lịch đến Nghệ An ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ, trong những năm qua du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh và ngày càng cho thấy đây là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng nhiều. Du lịch phát triển thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp nhân dân; nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo...

Làng Sen – quê nội Bác Hồ 

Hoàng Trù – quê ngoại Bác Hồ

Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng.

Một góc Tp. Vinh

Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...

Cách Thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam...

Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.

Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.

Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Địa danh Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông năm (1030) thay cho tên Hoan Châu đã có từ mấy trăm năm về trước (năm 627).
Cũng như nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người xứ Nghệ có tính cộng đồng
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931

Tổ chức thành cánh Trung quân, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đã hăng hái thần tốc tiến ra Thăng Long, góp phần làm nên chiến công vang dội ở Ngọc Hồi, Đống Đa giữa tết năm Kỷ Dậu (1789).

Trong buổi đầu chống thực dân Pháp, dưới ngọn cờ của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn và Phó bảng Lê Doãn Nhạ, nhân dân Nghệ An đã dấy lên một trong trào kháng Pháp mạnh mẽ, đứng hàng đầu trong cả nước.

Đầu thế kỷ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người đầy nhiệt huyết yêu nước, đã bôn ba hải ngoại, với khát vọng tiếp thu cái hay, cái mới, hy vọng cứu nước thắng lợi.

Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là quê hương của các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả cho miền Nam ruột thịt”.v.v... để góp phần mình cùng cả nước đi đến toàn thắng mùa xuân năm 1975.

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Chỉ riêng làng Quỳnh Đôi, dưới thời phong kiến đã có 13 người đậu đại khoa (Phó bảng trở lên), còn cử nhân dưới triều Nguyễn (1807 - 1918) đã có 47 người. Khoa thi Hương Tân Mão (1891), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, thì huyện Nam Đàn đã có 6 người đậu; khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, Nam Đàn có 8 người đậu; khoa thi hội năm Tân Sửu (1901), cả nước có 22 người đậu tiến sĩ và Phó bảng thì Nam Đàn có 3 người là tiến sĩ Nguyễn Đình Điển, Phó bảng Nguyễn Xuân Thưởng và Nguyễn Sinh Sắc.

Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.

Lịch sử Nghệ An

Unknown   at  18:27  No comments

Địa danh Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông năm (1030) thay cho tên Hoan Châu đã có từ mấy trăm năm về trước (năm 627).
Cũng như nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người xứ Nghệ có tính cộng đồng
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931

Tổ chức thành cánh Trung quân, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đã hăng hái thần tốc tiến ra Thăng Long, góp phần làm nên chiến công vang dội ở Ngọc Hồi, Đống Đa giữa tết năm Kỷ Dậu (1789).

Trong buổi đầu chống thực dân Pháp, dưới ngọn cờ của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn và Phó bảng Lê Doãn Nhạ, nhân dân Nghệ An đã dấy lên một trong trào kháng Pháp mạnh mẽ, đứng hàng đầu trong cả nước.

Đầu thế kỷ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người đầy nhiệt huyết yêu nước, đã bôn ba hải ngoại, với khát vọng tiếp thu cái hay, cái mới, hy vọng cứu nước thắng lợi.

Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là quê hương của các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả cho miền Nam ruột thịt”.v.v... để góp phần mình cùng cả nước đi đến toàn thắng mùa xuân năm 1975.

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Chỉ riêng làng Quỳnh Đôi, dưới thời phong kiến đã có 13 người đậu đại khoa (Phó bảng trở lên), còn cử nhân dưới triều Nguyễn (1807 - 1918) đã có 47 người. Khoa thi Hương Tân Mão (1891), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, thì huyện Nam Đàn đã có 6 người đậu; khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, Nam Đàn có 8 người đậu; khoa thi hội năm Tân Sửu (1901), cả nước có 22 người đậu tiến sĩ và Phó bảng thì Nam Đàn có 3 người là tiến sĩ Nguyễn Đình Điển, Phó bảng Nguyễn Xuân Thưởng và Nguyễn Sinh Sắc.

Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.
Continue Reading→

0 nhận xét:


Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam





1. Điều kiện tự nhiên

Diện tích: 16.498,5km2

Dân số: 3.123.084 người (Niên giám Thống kê 2008)

Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu...

Mật độ dân số trung bình: 189 người /km2

Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh

Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. 

Vị trí địa lý

Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km.

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km.

- Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km.

- Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.

- Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha.

- Dân số năm 2008: 3.123.084 người, mật độ dân số trung bình là 189 người/km2

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành

Khí hậu - Thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Biển, bờ biển

Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An.

Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha ).

2. Tài Nguyên Thiên Nhiên Nghệ An

Tài nguyên đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.649.853 ha

Trong đó: 
+ Đất nông nghiệp là 1.170.716 ha
+ Đất phi nông  nghiệp 114.221 ha
+ Đất chưa sử dụng 364.916 ha

 Tài nguyên rừng

- Tổng diện tích rừng 911.808, ha, độ che phủ đạt 55,2% (theo số liệu năm 2008).

Trong đó: 
+ Rừng sản xuất: 336.478,3 ha
+ Rừng phòng hộ:  375.118,4 ha
+ Rừng đặc dụng: 200.211,3 ha

- Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...

-Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.

Tài nguyên biển

Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau:

- Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%).

- Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%).

- Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục...

- Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như sau:

- Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn.

- Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn.

- Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển.

- Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.

Tài nguyên khoáng sản

- Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác

Các loại tài nguyên khác:

Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng sản khá lớn, bao gồm:

- Đá vôi trên 1 tỷ tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)

- Đá xây dựng trên 1 tỷ m3 (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn)

- Đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)

- Đá trắng 982 triệu tấn (Quỳ Hợp, Quỳ Châu)

- Đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp)

- Đá đen trên 54 triệu m3 (Con Cuông, Đô Lương)

- Đá Granite 160 triệu tấn (Tân Kỳ)

- Sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Tân Kỳ)

- Than 5 triệu tấn (Tương Dương, Con Cuông)

- Than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ, Yên Thành)

- Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam (Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn)

Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v..

 Nước khoáng: Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương. Nước khoáng thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do. Chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh

 3. Tiềm năng du lịch Nghệ An

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

Các danh lam thắng cảnh:


Khu du lịch Cửa Lò: Điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.
Đến cuối nănm 2004, thị xã Cửa Lò đã có 40 khách sạn được xếp hạng từ 1-3 sao với 5.707 phòng có tiện nghi hiện đại, 11.986 giường khang trang và 1.653 giường đủ tiêu chuẩn quốc tế. Thị xã Cửa Lò có nhiều khu vui chơi giải trí cho du khách như: Quảng trường Bình Minh, Công viên tuổi thơ, Sân bóng chuyền bãi biển.

Theo quy hoạch tổng thể khu du lịch Cửa Lò đã được phê duyệt, Thị xã du lịch biển này sẽ ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.

Vườn quốc gia Pù Mát

Vùng nghiêm ngặt rộng 91.113 ha thuộc địa phận của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Đây là khu rừng nguyên sinh có giá trị nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học.

Khu du lịch thành phố Vinh

Thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng. Số lượt du khách lưu trú tại Nghệ An ngày một đông hơn bởi nơi đây tiềm năng du lịch đã được khai thác rất bài bản, hệ thống, khách sạn được nâng cấp và xây mới hiện đại, khang trang.


Cho tới năm 2004 có gần 1.000 di tích lịch sử văn hoá được nhận biết, trong đó có 131 di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận cấp quốc gia.

Văn hoá

- Dân ca Xứ Nghệ: hát đò đưa, ví dặm, hát phường vải, hát ru... 

- Văn hoá ẩm thực: cháo lươn Vinh, tương Nam Đàn, cà pháo Nghi Lộc, nhút Thanh Chương, nước mắm Diễn Châu, cam Xã Đoài, khoai Thanh Chương.

3. Cơ Sở hạ tầng - dịch Vụ

Giao thông vận tải

Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thánh và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.

- Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15 ngoài ra, còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh.

- Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính.

- Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại)

- Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế

- Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).

Dịch vụ bưu điện

Về bưu chính - phát hành báo chí: Xây dựng, phát triển mới 11 bưu cục 3 gồm: Bưu cục đường 3-2, chợ Vinh, đại học Vinh, Nghĩa Thái, Tây Thành, Công Thành, Nghĩa An, Xuân Hoà, Nam Anh, Chợ Vạc. Toàn tỉnh có 120 bưu cục.

Viễn thông - Tin học: Lắp đặt POP đạt 8 luồng cả đi, về cho dịch vụ 171. Xây lắp cáp quang đoạn Nam Đàn - Thanh Chương; Anh Sơn - Con Cuông. Đã lắp đặt và triển khai mạng điện thoại di động vùng CDMA vùng Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò, Nghĩa Đàn phát triển được 1.083 thuê bao.

Mạng viễn thông: Có 105 tổng đài các loại đang hoạt động với tổng số 170 nghìn thuê bao, dung lượng tổng đài đạt 230 nghìn thuê bao.

Điện năng

Hệ thống lưới điện chuyển tải 110 KV Nghệ An được cấp điện chính bởi 2 trạm 220 KV Hưng Đông và Thanh Hoá qua 264 km đường dây 110 KV và 7 trạm biến áp 110 KV/ 35/ 22/ 110 KV. Hệ thống cung cấp điện qua lưới điện trung áp 35, 10, 22 và 6 KV:

ĐDK - 35 KV: 1.106,77 km

ĐDK - 22 KV: 749,48 km

ĐDK - 6,10 KV: 1.206,75 km

Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt

Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp.

4. Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh

năm 2009, toàn tỉnh thu hút 13.539 tỷ đồng bao gồm cả vốn đầu tư trong nước (DDI) và ngoài nước (FDI). Trên cơ sở đó, năm 2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An đặt ra kế hoạch thu hút từ 15.500-17.000 tỷ đồng vốn đầu tư bao gồm cả FDI và DDI.

Tuy nhiên, theo báo tính đến hết ngày 30/4/2010, toàn tỉnh Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 29 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 30.982,69 tỷ đồng. Trong đó, có 24 dự án DDI với số vốn đăng ký đạt 11.839,99 tỷ đồng và 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 19.142,70 tỷ đồng.

Đáng chú ý trong thu hút FDI của Nghệ An trong 4 tháng đầu năm 2010 là có một số dự án với tổng mức đầu tư đăng ký tương đối lớn như: Dự án sản xuất sắt xốp công nghệ Itmk - Kobe – của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD; dự án siêu thị Big C tại thành phố Vinh với số vốn đăng ký 4 triệu USD.

Về DDI, 4 tháng đầu năm cũng có rất nhiều các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (thương mại, dịch vụ, công nghiệp,…) với số vốn đăng ký tương đối cao như: Dự án xi măng Tân Thắng (3.643,7 tỷ đồng), khu đô thị Smart City (2.299 tỷ đồng), Thủy điện Chi Khê (1.271 tỷ đồng),

Dự kiến, trong quý 2/2010 sẽ có một số dự án đi vào hoạt động như dự án bia Sài Gòn - sông Lam, bia Hà Nội - Nam Cấm,…, và một số dự án sẽ được tiếp tục đẩy nhanh như: Thủy điện Bản Vẽ, Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ, tòa nhà Dầu khí Nghệ An, Khu trung tâm thương mại Vicentra,…

Đánh giá về tình hình thu hút đầu tư 4 tháng đầu năm 2010, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết: Kết quả thu hút đầu tư 4 tháng đầu năm vượt xa ngoài mục tiêu và dự tính của tỉnh Nghệ An trong năm 2010. Nguyên nhân của sự “đột phá” này, lãnh đạo sở cho biết: Một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính toàn cầu đã được khắc phục, và một phần khác cũng chứng tỏ Nghệ An vẫn là một trong những địa điểm thu hút đầu tư lớn của cả nước. Dự kiến, năm 2010 toàn tỉnh sẽ thu hút khoảng 40.000 tỷ đồng vốn đầu tư.

Tổng Quan Về Nghệ An

Unknown   at  10:24  No comments


Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam





1. Điều kiện tự nhiên

Diện tích: 16.498,5km2

Dân số: 3.123.084 người (Niên giám Thống kê 2008)

Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu...

Mật độ dân số trung bình: 189 người /km2

Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh

Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn. 

Vị trí địa lý

Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km.

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km.

- Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km.

- Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.

- Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha.

- Dân số năm 2008: 3.123.084 người, mật độ dân số trung bình là 189 người/km2

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 2, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành

Khí hậu - Thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Biển, bờ biển

Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An.

Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha ).

2. Tài Nguyên Thiên Nhiên Nghệ An

Tài nguyên đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.649.853 ha

Trong đó: 
+ Đất nông nghiệp là 1.170.716 ha
+ Đất phi nông  nghiệp 114.221 ha
+ Đất chưa sử dụng 364.916 ha

 Tài nguyên rừng

- Tổng diện tích rừng 911.808, ha, độ che phủ đạt 55,2% (theo số liệu năm 2008).

Trong đó: 
+ Rừng sản xuất: 336.478,3 ha
+ Rừng phòng hộ:  375.118,4 ha
+ Rừng đặc dụng: 200.211,3 ha

- Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...

-Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.

Tài nguyên biển

Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau:

- Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,82%).

- Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng 14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%).

- Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục...

- Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như sau:

- Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn.

- Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm he từ 100-150 tấn.

- Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ 20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong vùng biển.

- Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.

Tài nguyên khoáng sản

- Có 113 vùng mỏ lớn, nhỏ và 171 điểm quặng, nổi bật là: than, thiếc, bauxit, đá vôi, đá oplat, sét gạch ngói, sét xi măng và một số khoáng sản khác

Các loại tài nguyên khác:

Nghệ An có trữ lượng một số loại khoáng sản khá lớn, bao gồm:

- Đá vôi trên 1 tỷ tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)

- Đá xây dựng trên 1 tỷ m3 (Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn)

- Đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…)

- Đá trắng 982 triệu tấn (Quỳ Hợp, Quỳ Châu)

- Đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp)

- Đá đen trên 54 triệu m3 (Con Cuông, Đô Lương)

- Đá Granite 160 triệu tấn (Tân Kỳ)

- Sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Tân Kỳ)

- Than 5 triệu tấn (Tương Dương, Con Cuông)

- Than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ, Yên Thành)

- Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam (Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn)

Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v..

 Nước khoáng: Được phát hiện ở huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương. Nước khoáng thuộc loại bicacbonat canxinatri có chứa CO2 tự do. Chất lượng tốt, được dùng giải khát và chữa bệnh

 3. Tiềm năng du lịch Nghệ An

Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

Các danh lam thắng cảnh:


Khu du lịch Cửa Lò: Điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thuỷ mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.
Đến cuối nănm 2004, thị xã Cửa Lò đã có 40 khách sạn được xếp hạng từ 1-3 sao với 5.707 phòng có tiện nghi hiện đại, 11.986 giường khang trang và 1.653 giường đủ tiêu chuẩn quốc tế. Thị xã Cửa Lò có nhiều khu vui chơi giải trí cho du khách như: Quảng trường Bình Minh, Công viên tuổi thơ, Sân bóng chuyền bãi biển.

Theo quy hoạch tổng thể khu du lịch Cửa Lò đã được phê duyệt, Thị xã du lịch biển này sẽ ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.

Vườn quốc gia Pù Mát

Vùng nghiêm ngặt rộng 91.113 ha thuộc địa phận của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Đây là khu rừng nguyên sinh có giá trị nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học.

Khu du lịch thành phố Vinh

Thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến quốc lộ 1A ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng. Số lượt du khách lưu trú tại Nghệ An ngày một đông hơn bởi nơi đây tiềm năng du lịch đã được khai thác rất bài bản, hệ thống, khách sạn được nâng cấp và xây mới hiện đại, khang trang.


Cho tới năm 2004 có gần 1.000 di tích lịch sử văn hoá được nhận biết, trong đó có 131 di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận cấp quốc gia.

Văn hoá

- Dân ca Xứ Nghệ: hát đò đưa, ví dặm, hát phường vải, hát ru... 

- Văn hoá ẩm thực: cháo lươn Vinh, tương Nam Đàn, cà pháo Nghi Lộc, nhút Thanh Chương, nước mắm Diễn Châu, cam Xã Đoài, khoai Thanh Chương.

3. Cơ Sở hạ tầng - dịch Vụ

Giao thông vận tải

Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thánh và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.

- Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15 ngoài ra, còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh.

- Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính.

- Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại)

- Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế

- Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).

Dịch vụ bưu điện

Về bưu chính - phát hành báo chí: Xây dựng, phát triển mới 11 bưu cục 3 gồm: Bưu cục đường 3-2, chợ Vinh, đại học Vinh, Nghĩa Thái, Tây Thành, Công Thành, Nghĩa An, Xuân Hoà, Nam Anh, Chợ Vạc. Toàn tỉnh có 120 bưu cục.

Viễn thông - Tin học: Lắp đặt POP đạt 8 luồng cả đi, về cho dịch vụ 171. Xây lắp cáp quang đoạn Nam Đàn - Thanh Chương; Anh Sơn - Con Cuông. Đã lắp đặt và triển khai mạng điện thoại di động vùng CDMA vùng Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò, Nghĩa Đàn phát triển được 1.083 thuê bao.

Mạng viễn thông: Có 105 tổng đài các loại đang hoạt động với tổng số 170 nghìn thuê bao, dung lượng tổng đài đạt 230 nghìn thuê bao.

Điện năng

Hệ thống lưới điện chuyển tải 110 KV Nghệ An được cấp điện chính bởi 2 trạm 220 KV Hưng Đông và Thanh Hoá qua 264 km đường dây 110 KV và 7 trạm biến áp 110 KV/ 35/ 22/ 110 KV. Hệ thống cung cấp điện qua lưới điện trung áp 35, 10, 22 và 6 KV:

ĐDK - 35 KV: 1.106,77 km

ĐDK - 22 KV: 749,48 km

ĐDK - 6,10 KV: 1.206,75 km

Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt

Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp.

4. Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh

năm 2009, toàn tỉnh thu hút 13.539 tỷ đồng bao gồm cả vốn đầu tư trong nước (DDI) và ngoài nước (FDI). Trên cơ sở đó, năm 2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An đặt ra kế hoạch thu hút từ 15.500-17.000 tỷ đồng vốn đầu tư bao gồm cả FDI và DDI.

Tuy nhiên, theo báo tính đến hết ngày 30/4/2010, toàn tỉnh Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 29 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 30.982,69 tỷ đồng. Trong đó, có 24 dự án DDI với số vốn đăng ký đạt 11.839,99 tỷ đồng và 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 19.142,70 tỷ đồng.

Đáng chú ý trong thu hút FDI của Nghệ An trong 4 tháng đầu năm 2010 là có một số dự án với tổng mức đầu tư đăng ký tương đối lớn như: Dự án sản xuất sắt xốp công nghệ Itmk - Kobe – của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD; dự án siêu thị Big C tại thành phố Vinh với số vốn đăng ký 4 triệu USD.

Về DDI, 4 tháng đầu năm cũng có rất nhiều các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (thương mại, dịch vụ, công nghiệp,…) với số vốn đăng ký tương đối cao như: Dự án xi măng Tân Thắng (3.643,7 tỷ đồng), khu đô thị Smart City (2.299 tỷ đồng), Thủy điện Chi Khê (1.271 tỷ đồng),

Dự kiến, trong quý 2/2010 sẽ có một số dự án đi vào hoạt động như dự án bia Sài Gòn - sông Lam, bia Hà Nội - Nam Cấm,…, và một số dự án sẽ được tiếp tục đẩy nhanh như: Thủy điện Bản Vẽ, Xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ, tòa nhà Dầu khí Nghệ An, Khu trung tâm thương mại Vicentra,…

Đánh giá về tình hình thu hút đầu tư 4 tháng đầu năm 2010, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết: Kết quả thu hút đầu tư 4 tháng đầu năm vượt xa ngoài mục tiêu và dự tính của tỉnh Nghệ An trong năm 2010. Nguyên nhân của sự “đột phá” này, lãnh đạo sở cho biết: Một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính toàn cầu đã được khắc phục, và một phần khác cũng chứng tỏ Nghệ An vẫn là một trong những địa điểm thu hút đầu tư lớn của cả nước. Dự kiến, năm 2010 toàn tỉnh sẽ thu hút khoảng 40.000 tỷ đồng vốn đầu tư.
Continue Reading→

0 nhận xét:


Khu di tích lịch sử  Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích lịch sử khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Khu di tích lịch sử  Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Cùng với các di tích lưu niệm, tại Kim Liên còn có nhà trưng bày bổ sung giúp khách tham quan có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử của đất nước và quê hương vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; những nhân tố tác động sâu sắc đến tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.

Kim Liên cũng là nơi ghi dấu về hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương. Đó là ngày 14-6-1957, sau 50 năm xa cách và từ ngày 8 đến 10-12-1961, Người về thăm lần thứ hai.

Là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, Khu di tích Kim Liên được Nhà nước chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm Khu di tích đón tiếp hàng triệu đồng bào trong cả nước và khách quốc tế đến thăm.

Khu di tích Kim Liên được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá theo Quyết định số 54 VH / QĐ ngày 29-4-1979.

Khu di tích lịch sử kim liên

Unknown   at  10:12  No comments


Khu di tích lịch sử  Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Người đã sống những năm 1901-1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích lịch sử khác đã gắn liền với tuổi thơ của Người.

Khu di tích lịch sử  Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Cùng với các di tích lưu niệm, tại Kim Liên còn có nhà trưng bày bổ sung giúp khách tham quan có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử của đất nước và quê hương vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; những nhân tố tác động sâu sắc đến tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.

Kim Liên cũng là nơi ghi dấu về hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê hương. Đó là ngày 14-6-1957, sau 50 năm xa cách và từ ngày 8 đến 10-12-1961, Người về thăm lần thứ hai.

Là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, Khu di tích Kim Liên được Nhà nước chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm Khu di tích đón tiếp hàng triệu đồng bào trong cả nước và khách quốc tế đến thăm.

Khu di tích Kim Liên được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá theo Quyết định số 54 VH / QĐ ngày 29-4-1979.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu nằm ở thôn Sa Nam, xã Đông Liệt, thị trấn Nam Đàn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 

Đặc điểm: Khu lưu niệm trên diện tích gần 2000m². Tại đây có ngôi nhà mà cụ Phan Bội Châu đã sinh ra và sống tới năm 38 tuổi



Công trình đã được tôn tạo để trở thành khu lưu niệm đón khách trong và ngoài nước đến thăm từ tháng 10/1990. Công trình với ngôi nhà đơn sơ ấy nhưng đã góp phần làm nên cốt cách nhà văn hoá, nhà yêu nước, nhà thơ Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu – nhà yêu nước, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, năm 1925 cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) và bị thực dân Pháp lén lút đưa về Hà Nội. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi ân xá cho Cụ, thực dân Pháp phải đưa cụ về giam lỏng ở Huế 15 năm (1925-1940).
Ngôi nhà của cụ Phan ở dốc Bến Ngự:

Nhà ở cụ Phan được xây dựng trong khoảng từ năm 1926-1927. Ngôi nhà do chính Cụ thiết kế, cụ Võ Liêm Sơn – giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, với ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách bằng đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông được Cụ dùng làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái để chia phòng riêng biệt.


Lăng mộ cụ Phan Bội Châu:

Lăng mộ được cụ Phan Bội Châu định vị sẵn từ năm 1934, nằm phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) với số tiền phúng điếu của đồng bào khắp cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiều dài 7m, ngang 5m, 5 bậc tam cấp cao 0,8m, cách bình phong phía đầu mộ khoảng 1m là tấm bia cao 1,8m, rộng 0,8m, trên mặt bia có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.

Nhà thờ cụ Phan Bội Châu:
Do cụ Huỳnh Thúc Kháng đứng ra xây dựng năm 1941 cùng với khu lăng mộ. Nhà thờ được dựng phía bên phải nhà ở, nguyên trước đây là ngôi nhà rường ba gian tường gạch, mái lợp ngói liệt, dài 7,5m, rộng 6m.

Từ đường: được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm 1956, do cụ Tôn Thất Sa thiết kế, bác sỹ Thân Trọng Phước làm Trưởng ban xây dựng. Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8m, lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”.
Hiện nay, ngôi Từ đường này đã được Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên Huế sử dụng một phần để tổ chức trưng bày về thân thế, sự nghiệp cụ Phan.
Cùng với những di tích chính, trong khu vực vườn nhà cụ Phan Bội Châu còn có một số di tích khác: Lăng mộ Tăng Bạt Hổ, lăng mộ ông – bà Phan Nghi Đệ (con trai và con dâu của cụ Phan); nhà bia thờ Ấu Triệu Lê Thị Đàn; giếng nước…
Tượng cụ Phan Bội Châu:


Tượng cụ Phan trước kia nằm bên phải khu vườn, nay đã được dời đến số 19 Lê Lợi, bên bờ sông Hương. Bức tượng do nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn thực hiện năm 1973 cùng với sự tham gia của Ban cán sự giáo chức và trí thức giải phóng (thuộc Thành ủy Huế), Trường Cao đẳng mỹ thuật, gia đình Cụ và các ban đại diện, cán sự sinh viên và học sinh Huế. Tượng cụ Phan Bội Châu là loại tượng đầu có kích cỡ lớn nhất Việt Nam, cao 3m, nặng 4 tấn đồng. Tượng đặt trên một bệ hình khối chữ nhật cao 2m bằng đá hộc.

Di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu

Unknown   at  10:00  No comments

Di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu nằm ở thôn Sa Nam, xã Đông Liệt, thị trấn Nam Đàn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 

Đặc điểm: Khu lưu niệm trên diện tích gần 2000m². Tại đây có ngôi nhà mà cụ Phan Bội Châu đã sinh ra và sống tới năm 38 tuổi



Công trình đã được tôn tạo để trở thành khu lưu niệm đón khách trong và ngoài nước đến thăm từ tháng 10/1990. Công trình với ngôi nhà đơn sơ ấy nhưng đã góp phần làm nên cốt cách nhà văn hoá, nhà yêu nước, nhà thơ Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu – nhà yêu nước, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Sau nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, năm 1925 cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) và bị thực dân Pháp lén lút đưa về Hà Nội. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi ân xá cho Cụ, thực dân Pháp phải đưa cụ về giam lỏng ở Huế 15 năm (1925-1940).
Ngôi nhà của cụ Phan ở dốc Bến Ngự:

Nhà ở cụ Phan được xây dựng trong khoảng từ năm 1926-1927. Ngôi nhà do chính Cụ thiết kế, cụ Võ Liêm Sơn – giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, với ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách bằng đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông được Cụ dùng làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái để chia phòng riêng biệt.


Lăng mộ cụ Phan Bội Châu:

Lăng mộ được cụ Phan Bội Châu định vị sẵn từ năm 1934, nằm phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) với số tiền phúng điếu của đồng bào khắp cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiều dài 7m, ngang 5m, 5 bậc tam cấp cao 0,8m, cách bình phong phía đầu mộ khoảng 1m là tấm bia cao 1,8m, rộng 0,8m, trên mặt bia có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.

Nhà thờ cụ Phan Bội Châu:
Do cụ Huỳnh Thúc Kháng đứng ra xây dựng năm 1941 cùng với khu lăng mộ. Nhà thờ được dựng phía bên phải nhà ở, nguyên trước đây là ngôi nhà rường ba gian tường gạch, mái lợp ngói liệt, dài 7,5m, rộng 6m.

Từ đường: được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm 1956, do cụ Tôn Thất Sa thiết kế, bác sỹ Thân Trọng Phước làm Trưởng ban xây dựng. Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8m, lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”.
Hiện nay, ngôi Từ đường này đã được Bảo tàng Lịch sử và cách mạng Thừa Thiên Huế sử dụng một phần để tổ chức trưng bày về thân thế, sự nghiệp cụ Phan.
Cùng với những di tích chính, trong khu vực vườn nhà cụ Phan Bội Châu còn có một số di tích khác: Lăng mộ Tăng Bạt Hổ, lăng mộ ông – bà Phan Nghi Đệ (con trai và con dâu của cụ Phan); nhà bia thờ Ấu Triệu Lê Thị Đàn; giếng nước…
Tượng cụ Phan Bội Châu:


Tượng cụ Phan trước kia nằm bên phải khu vườn, nay đã được dời đến số 19 Lê Lợi, bên bờ sông Hương. Bức tượng do nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn thực hiện năm 1973 cùng với sự tham gia của Ban cán sự giáo chức và trí thức giải phóng (thuộc Thành ủy Huế), Trường Cao đẳng mỹ thuật, gia đình Cụ và các ban đại diện, cán sự sinh viên và học sinh Huế. Tượng cụ Phan Bội Châu là loại tượng đầu có kích cỡ lớn nhất Việt Nam, cao 3m, nặng 4 tấn đồng. Tượng đặt trên một bệ hình khối chữ nhật cao 2m bằng đá hộc.
Continue Reading→

0 nhận xét:

Discussion

Võ ngọc. Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Blogger templates. Proudly Powered by Blogger.